Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 25 tháng 12 năm 2024,
Chấn chỉnh hoạt động thu đổi, mua bán ngoại tệ
T.V - 09/05/2024 07:58
 
Ngân hàng Nhà nước TP.HCM yêu cầu các tổ chức tín dụng cần tổ chức thực hiện kiểm tra các đại lý đổi ngoại tệ được ủy quyền, kiểm tra, kiểm soát hoạt động đại lý đổi ngoại tệ đúng quy định.

Cụ thể, chiều ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM đã có văn bản số 338.HCM-QLNHV gửi các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối trên địa bàn về tăng cường công tác quản lý hoạt động đại lý thu đổi ngoại tệ.

Nội dung văn bản nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, bảo đảm kỷ cương kỷ luật trong hoạt động ngoại hối; mua bán ngoại tệ đúng quy định của pháp luật và sử dụng ngoại tệ đúng mục đích.

Nhằm góp phần thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, du lịch và dịch vụ phát triển, NHNN Chi nhánh TP HCM yêu cầu các ngân hàng trên địa bàn tuân thủ nghiêm quy định về hoạt động ngoại hối, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ bảo đảm hoạt động này an toàn, hiệu quả và đúng quy định.

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho hay, đối với hoạt động thu đổi ngoại tệ, các tổ chức tín dụng cần chấp hành nghiêm túc, đầy đủ quy định pháp luật trong việc uỷ quyền đại lý đổi ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế. Bảo đảm các bàn thu đổi ngoại tệ đúng quy định, để người dân, khách hàng nắm bắt rõ quy định pháp luật liên quan, để mua bán ngoại tệ đúng quy định.

Yêu cầu ngân hàng kiểm tra các đại lý thu đổi ngoại tê

Cơ quan quản lý cũng yêu cầu tổ chức thực hiện việc kiểm tra các đại lý đổi ngoại tệ do tổ chức tín dụng ủy quyền. Đồng thời, các tổ chức tín dụng phải báo cáo kết quả kiểm tra với các nội dung cơ bản về tình hình chấp hành quy định pháp luật; kết quả thực hiện hợp đồng đại lý; những tồn tại hạn chế và sai phạm (nếu có); kết quả xử lý; nêu khó khăn vướng mắc, kiến nghị (nếu có) về NHNN Chi nhánh TP HCM chậm nhất ngày 15/6.

Trước đó, vào cuối tháng 4/2024, NHNN chi nhánh TP.HCM cũng có yêu cầu các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam (trừ các đại lý đổi ngoại tệ được phép thoái hối đặt tại khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu nước ngoài khi xuất cảnh theo quy định).

Thứ nhất, người dân khi có ngoại tệ tiền mặt được quyền bán cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức kinh tế được phép hoạt động đại lý đổi ngoại tệ đã được NHNN TP.HCM cấp giấy chứng nhận đại lý đổi ngoại tệ theo Quy chế Đại lý đổi ngoại tệ ban hành kèm theo Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 7 năm 2008 của Thống đốc NHNN.

Các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam (trừ các đại lý đổi ngoại tệ được phép thoái hối đặt tại khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu nước ngoài khi xuất cảnh theo quy định).

Thứ hai, theo quy định tại Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối, người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích sau.

Cụ thể, học tập, chữa bệnh ở nước ngoài; Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài; Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài; Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài; Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài; Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài; Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.

Thứ ba, cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định phải khai báo với Hải quan cửa khẩu. Các quy định nêu trên đã được hướng dẫn tại Thông tư 15/2011/TT-NHNN ngày 12/8/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thứ tư, nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của công dân Việt Nam được thực hiện tại các tổ chức tín dụng được phép, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài (gọi là TCTD được phép).

Trong phạm vi khả năng ngoại tệ hiện có, TCTD được phép có trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ của người dân để thanh toán cho các giao dịch nêu trên căn cứ nhu cầu thực tế và hợp lý của từng giao dịch. Do đó, người dân phải có trách nhiệm cung cấp các giấy tờ, chứng từ phù hợp với giao dịch thực tế theo hướng dẫn của TCTD được phép đảm bảo việc mua ngoại tệ đúng mục đích và phù hợp quy định pháp luật.

Thứ năm, việc mua, bán, chuyển ngoại tệ tiền mặt của cá nhân phải thực hiện theo đúng các quy định quản lý ngoại hối và quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Mặc dù NHNN cho biết đã bán ngoại tệ can thiệp tỷ giá, song tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt gần đây, nhưng vẫn ở mức cao. Giá USD ở các ngân hàng thương mại cuối ngày 8/5 giao dịch quanh 25.161 - 25.146 đồng/USD (mua-bán), tăng 6 đồng so với ngày trước đó.

Nhận định của Shinbank Bank, tỷ giá USD/VND nửa đầu năm 2024 sẽ vẫn ở mức cao do bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tiêu cực bên ngoài như Nhân dân tệ suy yếu.

Theo dự báo của Shinbank Bank, tỷ giá sẽ giảm dần sau khi Ngân hàng trung ương ở các nước lớn bắt đầu cắt giảm lãi suất và dòng vốn FDI tăng lên. Tuy nhiên, tốc độ giảm của tỷ giá có thể chậm hơn so với các nền kinh tế mới nổi khác do Fed trì hoãn trong việc cắt giảm lãi suất USD. 

Vàng lập kỷ lục mới; Tỷ giá dự báo nguội dần; Lãi suất nóng lên
Vàng tiếp tục tăng nóng trong khi các phiên đấu thầu vàng liên tiếp bị hủy, chuyên gia kiến nghị thay đổi quy định về đấu thầu vàng, lãi suất...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư