
-
Bộ Y tế mạnh tay chấn chỉnh thuốc cổ truyền không rõ nguồn gốc
-
Thỏa thuận toàn cầu về đại dịch
-
Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả các bệnh viện
-
Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc các loại kem chống nắng, kiểm tra chỉ số SPF
-
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin quảng cáo sữa Milo liên quan Viện Dinh dưỡng -
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tăng cường phòng chống lây nhiễm Covid-19
Tại Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện các biến thể phụ mới của biến thể Omicron (BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1) với khả năng lây nhanh, nhất là thời gian vừa qua, cả nước ghi nhận trung bình khoảng 2.000 ca mắc mới mỗi ngày, số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại.
Ngoài ra, một số địa phương thông báo bổ sung số ca mắc với số lượng lớn dẫn đến không phản ánh đúng tình hình dịch, khó khăn cho việc nhận định, dự báo, đánh giá tình hình dịch.
Để tiếp tục chủ động phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, trong thời gian tới, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan thường xuyên rà soát số liệu và báo cáo kịp thời, không để tình trạng báo cáo bổ sung số ca mắc với số lượng lớn dẫn đến không phản ánh đúng tình hình dịch, khó khăn cho việc nhận định, dự báo, đánh giá tình hình dịch.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Các địa phương tiếp tục thực hiện khai báo lấy mã số bệnh nhân trên hệ thống cấp mã số tự động của Bộ Y tế ngay sau khi có kết quả xét nghiệm phát hiện trường hợp mắc Covid-19.
Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị các địa phương tuân thủ chế độ thông tin báo cáo và khai báo đầy đủ các trường hợp mắc Covid-19 (bệnh truyền nhiễm nhóm A) ngay sau khi có chẩn đoán đảm bảo trong vòng 24 giờ theo quy định về Cục Y tế dự phòng để kịp thời để báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Y tế tiếp tục đề xuất vẫn giữ phân loại Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nhưng áp dụng một số biện pháp phòng, chống như với bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Bộ Y tế cũng đã xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch Covid-19 năm 2022-2023, trên cơ sở kế hoạch Chiến lược chuẩn bị và đáp ứng Covid-19 của WHO, với 2 tình huống.
Tình huống 1: Chủng vi rút vẫn tiếp tục tiến hóa, nhưng do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng. Đối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 sẽ được giảm dần tương tự như đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Tình huống 2: Xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên. Đối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 sẽ được củng cố và thực hiện nghiêm theo yêu cầu đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A.

-
Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả các bệnh viện -
Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc các loại kem chống nắng, kiểm tra chỉ số SPF -
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin quảng cáo sữa Milo liên quan Viện Dinh dưỡng -
Mỹ phẩm giả tràn lan trên chợ mạng: Bộ Y tế mở đợt truy quét lớn chưa từng có -
Tin mới y tế ngày 20/5: Hiếm muộn và giải pháp y học hiện đại -
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tăng cường phòng chống lây nhiễm Covid-19 -
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo khẩn sau vụ thu giữ 100 tấn hàng giả tại Hà Nội
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao