-
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1 -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh”
Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đối mặt nhiều rủi ro nếu thiếu thông tin về doanh nghiệp phát hành. |
Khi con hổ có lá gan chuột nhắt
Lần đầu tiên, kể từ thời điểm Luật Chứng khoán năm 2019 có hiệu lực (ngày 1/1/2021), khái niệm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đã được định nghĩa rõ ràng (là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán với các yêu cầu cụ thể về năng lực tài chính).
Cụ thể, với các công ty, vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỷ đồng hoặc là các tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch. Còn với cá nhân, hoặc danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 2 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán; hoặc có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 1 tỷ đồng, đều tính tại thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Tuy vậy, trên thực tế, không ít nhà đầu tư cá nhân đã “lách” để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bởi quy định dựa trên thời điểm mà không phải theo quá trình.
Chia sẻ tại đối thoại chuyên đề “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trước tác động dự thảo sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP”, ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ tài chính) nêu một thực tế là, tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp vẫn duy trì rất thấp khoảng 5,5% tổng mức phát hành trái phiếu của thị trường, nhưng trên thị trường thứ cấp, tỷ lệ này chiếm gần 30%, thậm chí gần 40% trong lĩnh vực bất động sản.
“Lách ở đây không có nghĩa là sai luật, mà vận dụng những điều pháp luật cho phép để “hô biến” những nhà đầu tư chưa phải nhà đầu tư chuyên nghiệp để trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp, theo quy định của pháp luật và được nhà đầu tư chấp thuận”, ông Dương cho hay.
Dù vậy, nhà đầu tư cá nhân vẫn là chính họ, chưa thể đánh giá hay lường hết những rủi ro của doanh nghiệp phát hành cũng như trái phiếu đang mua vào. Là một thị trường tiềm ẩn rủi ro, nhưng đổi lại là mức lãi suất hấp dẫn, nhà đầu tư cần bộ lọc để phân biệt “vàng, thau”, không thể giả “chuyên” để trở thành một con hổ, nhưng bản chất vẫn mang lá gan chuột nhắt.
Siết chặt cũng là con dao hai lưỡi
Từ năm 2018 đến nay, nhiều nghị định nhằm đưa thị trường trái phiếu phát triển theo hướng tăng cường minh bạch thông tin, phòng ngừa rủi ro và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Gần nhất, Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Theo đó, Dự thảo bổ sung quy định, doanh nghiệp phát hành phải có xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng nếu phát hành trái phiếu không có tài sản bảo đảm, không có bảo lãnh thanh toán, doanh nghiệp phát hành có kết quả kinh doanh của năm liền trước năm phát hành lỗ hoặc có lỗ lũy kế tính đến năm phát hành. Cùng với đó, Dự thảo mới cũng siết mục đích phát hành trái phiếu doanh nghiệp, sử dụng tiền từ phát hành trái phiếu, áp dụng áp dụng chế tài khi sử dụng vốn sai mục đích.
Những thay đổi này như con dao hai lưỡi, một mặt thêm “bộ lọc” cho nhà đầu tư, nhưng mặt khác cũng tạo thêm một rào cản, làm tăng chi phí vốn cho doanh nghiệp. Đối với quy định định về xếp hạng tín nhiệm độc lập, ông Khổng Phan Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH một thành viên Quản lý quỹ VietinBank cho rằng, việc xếp hạng tín nhiệm giống như dán thêm một chiếc tem nữa trên sản phẩm.
Theo đại diện Quản lý quỹ VietinBank, chiếc tem này chỉ có ý nghĩa đánh giá mức lãi suất nào phù hợp cho từng loại trái phiếu phát hành (AAA, BBB hay CCC). Còn việc đánh giá khả thi về dòng tiền trả nợ hay tuân thủ cam kết của đơn vị phát hành… cần cơ chế khác, chứ không phải xếp hạng tín nhiệm.
Để hạn chế những doanh nghiệp phát hành trái phiếu, nhưng không gắn việc sử dụng vốn với mục đích phát hành hay có hiện tượng lưu chuyển vốn lòng vòng giữa các tổ chức phát hành và tổ chức thực chất sử dụng vốn, việc đưa ra quy định giới hạn mục đích phát hành cũng sẽ đánh đổi lại với sự phát triển của thị trường.
Quan trọng là minh bạch thông tin
Bên cạnh các đề xuất về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP đang lấy ý kiến, thời gian qua, cơ quan cũng đang có những động thái và quy định siết chặt thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Từ ngày 15/1/2022, các ngân hàng thương mại đã bị siết chặt hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Một loạt hành vi “bán chui” trái phiếu tới nhóm nhà đầu tư đại chúng, nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã bị xử phạt ở mức nặng nhất trong khung xử phạt hành chính.
Giao dịch trên thị trường trái phiếu cũng cho thấy sự giảm tốc trong tháng cuối năm 2021. Giá trị phát hành trong nửa đầu tháng 12/2021 đạt 5.218 tỷ đồng, giảm mạnh so với tháng 11/2021. Tuy nhiên, các quy định siết chặt hơn là cần thiết.
Theo ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần FiinGroup, điểm rơi đáo hạn của khoảng 1,2 triệu tỷ TPDN đang lưu hành hiện nay sẽ rơi vào 2 năm tới, với tỷ lệ 51,7%. Nếu không hành động từ bây giờ, có thể “nước xa không cứu được lửa gần”. Tuy nhiên, cũng theo ông Thuân, không nên “dập” ngay lập tức, hệ thống có thể bất ngờ “khựng” lại và gãy gục.
Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, tại thời điểm hết quý III/2021, có gần 300.000 cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường. Theo ông Nguyễn Quang Thuân, khi phát hành đến nhà đầu tư cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào, mấu chốt giải quyết vấn đề nên nằm ở minh bạch về mặt thông tin. Nhà đầu tư cá nhân biết mà vẫn đầu tư thì phải chấp nhận rủi ro.
Trở thành một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp không chỉ là chuyện đặc quyền để tham gia thị trường, mà thực chất là điều kiện cần để có thể tham gia thị trường. Dự thảo mới đang đề xuất cho nhà đầu tư quyền yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu mua lại trái phiếu trước hạn nếu tổ chức phát hành sử dụng không đúng mục đích tại phương án đã nêu. Nhà đầu tư chuyên nghiệp, kể cả là cá nhân, khi tham gia đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ sẽ được giám sát trái phiếu phát hành, bởi đây là trái phiếu riêng lẻ và không cần cơ quan quản lý nhà nước cấp phép.
-
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh” -
Quỹ đầu tư “cân não” cho chu kỳ mới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả