-
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025 -
Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa -
Vinhomes đã mua lại 190 triệu cổ phiếu, mới được quá nửa số đăng ký
Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Lai Châu). Ảnh: Duy Ý |
Kiểm toán để xác định vốn thực của doanh nghiệp trước IPO
Góp ý nội dung sửa đổi Luật Chứng khoán, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Lai Châu) cho hay, trong dự thảo, Chính phủ đề xuất hồ sơ chào bán ra công chúng lần đầu (IPO) thì cần phải có báo cáo vốn điều lệ đã góp trong thời gian 10 năm tính đến thời điểm đăng ký chào bán số cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Các báo cáo này phải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập.
Nhiều ý kiến không đồng tình với ý kiến này, lý do là sẽ làm phát sinh thêm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và có thể gây tâm lý e ngại cho doanh nghiệp, nhất là khó khăn trong trường hợp doanh nghiệp có lịch sử hình thành lâu dài…
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn cho rằng, kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu là một nội dung rất quan trọng để xác định vốn điều lệ thực góp và tổng số vốn, tổng số cổ phần phát hành ra công chúng và số cổ phần này sẽ được lưu hành tiếp tục ở thị trường thứ cấp.
Theo đại biểu, nếu vốn điều lệ không xác định được chính xác thì đó là sự đánh tráo đối với toàn bộ các nhà đầu tư ngay từ lần mua đầu đến những lần mua tiếp theo. Ví dụ điển hình là Công ty xây dựng Faros của FLC (mã chứng khoán ROS) đã tăng vốn điều lệ từ mức 1,5 tỷ đồng ban đầu lên 4.300 tỷ đồng chỉ trong 3 năm (2014-2016), tức tăng gần 2.900 lần, gây hệ lụy lớn cho thị trường.
Một ví dụ khác là Công ty Sài Gòn Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí đã nâng vốn điều lệ ban đầu (năm 2010) từ 300 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng năm 2017. Cách "phù phép" như sau: Doanh nghiệp liên tục bơm vào, rút ra một số tiền nhất định qua các tài khoản, cho đến khi đạt được doanh số tổng bằng tổng số vốn điều lệ.
“Nếu sợ tốn kém chi phí mà không kiểm toán thì sẽ không ngăn chặn được. Lý do sợ tốn kém để không làm là không hợp lý. Theo tôi, đây là quy định cần thiết để đảm bảo cho thị trường chứng khoán được minh bạch, trong sạch. Nếu có quy định phải kiểm toán vốn điều lệ thì sẽ không xảy ra trường hợp như Faros hay một số trường hợp tương tự khác. Tuy nhiên, thời gian kiểm toán nên rút xuống 5 năm để đảm bảo tiết kiệm chi phí”, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn gợi ý.
Về ý kiến của đại biểu, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa nhận, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, khi thành lập doanh nghiệp có quyền kê khai về vốn điều lệ và tự chịu trách nhiệm về thông tin kê khai này. Chính vì vậy, có thể có doanh nghiệp mới thành lập không có tiền trong tài khoản, thậm chí không có trụ sở nhưng vốn điều lệ đăng ký lại ghi 10.000- 20.000 tỷ đồng mà không ai kiểm tra, kiểm soát.
“Vừa rồi đã xảy ra một số vụ việc và các cơ quan quản lý cũng đã có kiến nghị sửa Luật Doanh nghiệp về điều này. Về phía Luật Chứng khoán sửa đổi, chúng tôi cũng siết vấn đề này để đảm bảo tránh việc lợi dụng trên thị trường chứng khoán”, Phó thủ tướng, Bộ trưởng khẳng định.
Lo "lọt lưới" nhiều hành vi thao túng chứng khoán
Nội dung khác được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm là nhóm hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) cho rằng, khoản 6 Điều 12 dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi có bổ sung vào 5 nhóm hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đều có chung một quan điểm là để đảm bảo tính thống nhất theo quy định tại Điều 211 về tội thao túng thị trường chứng khoán trong Bộ luật Hình sự.
Tuy vậy, đại biểu cho rằng, nội dung 5 nhóm hành vi thao túng thị trường chứng khoán được bổ sung này không có gì mới, chỉ đưa các cấu thành cơ bản của Điều 211 Bộ luật Hình sự vào đây. Trong khi đó, Bộ luật Hình sự đã xây dựng cách đây hơn 10 năm, giờ dự thảo luật lại “lấy bổn cũ soạn” là không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Theo đại biểu, để phòng ngừa các tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán, các hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt là các nội dung, liên quan đến các hoạt động kiểm toán độc lập như các đại biểu vừa phát biểu nêu là rất quan trọng. Vừa qua, chúng ta đã thấy hàng loạt vụ án gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, chính từ chỗ yếu kém, chính từ có lỗ hổng trong hoạt động kiểm toán độc lập. Không xác minh, không xác thực được những hoạt động thực sự của các doanh nghiệp sẽ tạo ra các lỗ hổng, gây ảnh hưởng tới thị trường.
Liên quan tới vấn đề này, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội) kiến nghị, hiện nay việc sử dụng các công cụ, công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán đang diễn ra phức tạp. Vì vậy, cần nghiên cứu quy định tại dự thảo luật hoặc văn bản giao Chính phủ quy định, đảm bảo các quy định có khả năng bao quát được các hành vi được thực hiện bởi nhiều công cụ.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Thủy (Bình Định) cũng cho rằng, nhận diện hành vi bị nghiêm cấm trong thị trường chứng khoán, tránh tạo giá ảo, cung - cầu ảo nhằm đẩy giá chứng khoán là rất cần thiết. Các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản có cả các khung pháp lý giám sát lẫn chế tài rất nặng với các hành vi này.
Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đã bổ sung thêm các hành vi như thông đồng, hành vi thiếu minh bạch, hành vi thao túng thị trường chứng khoán, hành vi không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đại chúng trước khi giao dịch của người nội bộ và người có liên quan của các đối tượng này.
Tuy vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát các hành vi được coi là thao túng thị trường chứng khoán quy định thời gian bắt buộc, thông tin công bố minh bạch, thông tin mở, dễ hiểu để tất cả các nhà đầu tư dự định đầu tư có thông tin đầy đủ và giao cho Chính phủ quy định cụ thể tránh khi phát sinh thực tiễn lại tiếp tục bổ sung, sửa đổi, rà soát mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đã quy định.
Cụ thể, việc xử phạt đối với các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin tại Nghị định số 156 của Chính phủ và đề nghị nâng cao khung hình phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán để đảm bảo tính răn đe, hướng tới phát triển thị trường minh bạch, ổn định. Theo đó, cần nâng mức trần xử phạt hoặc đưa ra mức xử phạt gấp nhiều lần so với lợi ích thu được từ hành vi vi phạm, cộng thêm các hình thức xử phạt bổ sung như cấm giao dịch, cấm hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán.
-
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025 -
Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa -
VN-Index hồi phục mạnh sau khi “thủng” mốc 1.200 điểm -
Vinhomes đã mua lại 190 triệu cổ phiếu, mới được quá nửa số đăng ký -
Chứng khoán hồi phục mạnh từ mốc 1.200 điểm -
Khối ngoại bán ròng hơn 1.650 tỷ đồng khiến VN-Index mất gần 12 điểm -
Công ty kiểm toán liên quan đến Quốc Cường Gia Lai, Sài Gòn Đại Ninh làm ăn thế nào?
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"