
-
Quảng Bình thu hồi đất dự án chậm tiến độ 140 tháng
-
Phát hiện hơn 4,2kg ma túy giấu trong 26 hộp thuốc thực phẩm chức năng
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị tuyên phạt 6 năm tù
-
Truy tố loạt cựu lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ngành trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn
-
Loạt dự án tại Quảng Nam huy động vốn trái quy định -
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech
Ngày 14/2, TAND TP HCM đã nhận được đơn kháng cáo của Huỳnh Thị Huyền Như (35 tuổi, nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank chi nhánh TP HCM) trong ngày cuối cùng của hạn định.
![]() |
Bị cáo Huyền Như trong phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: H.D |
Trong đơn, nữ bị cáo vừa bị cấp sơ thẩm tuyên chung thân không xin giảm án mà chỉ kháng cáo một phần bản án liên quan đến 12 tài sản bị kê biên. Huyền Như đề nghị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tuyên trả lại căn biệt thự H2 thuộc dự án The Nam Hải (tỉnh Quảng Nam) trong số tài sản bị kê biên.
Theo Như, bất động sản này đang đứng tên bà Nguyễn Thị Lang (mẹ ruột Huyền Như), không phải là tài sản do bị cáo mua bằng tiền chiếm đoạt được. Đồng quan điểm, bà Lang cũng có đơn xác nhận đã cho con gái mượn tài sản này "để có vốn làm ăn". Hiện Như đang bị buộc án chung thân, bà đề nghị tòa trả lại phần tài sản này để ở và nuôi con của Như.
Trước đó, bản án của TAND TP HCM cũng bị VKS kháng nghị, đề nghị tăng mức phạt đối với Võ Anh Tuấn, nguyên phó giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Nhà Bè (Vietinbank Nhà Bè) và Đào Thị Tuyết Dung (Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân). Theo Viện, Anh Tuấn và Tuyết Dung là những đồng phạm tích cực giúp Huyền Như chiếm đoạt số tiền lớn. Mức án 20 năm tù màtòa sơ thẩm áp dụng với Tuấn và 12 năm tù cho Dung là chưa tương xứng, cần phải xem xét lại.
Đã có 22 trong tổng số 23 bị cáo của vụ án kháng cáo. Trong đó 3 bị cáo kêu oan, số còn lại xin giảm nhẹ hình phạt. Còn hầu hết các bị hại và nguyên đơn dân sự cũng đều kháng án đề nghị xem xét lại tư cách tham gia tố tụng của Vietinbank và đòi ngân hàng này phải có trách nhiệm trong việc bồi thường gần 4.000 tỷ đồng mà Huyền Như đã chiếm đoạt.
Theo nội dung vụ án, để có tiền trả các khoản nợ lãi suất cao do thua lỗ trong kinh doanh bất động sản và chứng khoán, Huyền Như đã làm giả 8 con dấu của các cơ quan tổ chức, giả chữ ký của nhiều cá nhân để thực hiện hàng loạt hợp đồng huy động vốn giả, chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân.
Bị truy tố về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức, Huyền Như phải nhận mức án chung thân. Trong quá trình điều tra, Như bị kê biên, thu giữ tài sản trị giá hơn 229,4 tỉ đồng, trong đó có nhiều bất động sản.
Nhật Vy (Vnexpress)
-
Loạt cựu lãnh đạo 3 tỉnh và những bị can nào liên quan Tập đoàn Phúc Sơn? -
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị tuyên phạt 6 năm tù -
Truy tố loạt cựu lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ngành trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn -
Loạt dự án tại Quảng Nam huy động vốn trái quy định -
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech -
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện -
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025