
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ
-
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam
![]() |
Theo ông Hiếu, với việc chấp nhận làm đơn hàng giá thấp, ước tính làm giảm lợi nhuận khoảng 1.500 tỷ đồng. |
Kết thúc năm 2023, doanh thu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) ước đạt 17.225 tỷ đồng, bằng hơn 104% so với kế hoạch, lợi nhuận trước thuế ước đạt 377 tỷ đồng, bằng 101,9% so với kế hoạch.
Tổng số lao động toàn Tập đoàn năm qua là 61.956 người, thu nhập bình quân đạt 9,45 triệu đồng/người/tháng, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2022 và bằng 95% so với kế hoạch đề ra.
Thông tin được ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Tập đoàn chia sẻ tại Hội nghị do Tập đoàn tổ chức.
"2023 là năm đặc biệt khó khăn với ngành dệt may, tổng cầu thấp, các doanh nghiệp may liên tục thiếu đơn hàng, lượng đơn hàng và đơn giá gia công đều giảm 20- 30% (cá biệt có đơn hàng giá giảm đến 40%), thị trường sợi cũng ảm đạm, tín hiệu đơn hàng chỉ tính theo tháng, đơn vị phải kinh doanh dưới giá thành…", theo ông Hiếu.
Bất ổn địa chính trị, lạm phát gia tăng trên toàn cầu khiến tổng cầu dệt may thế giới suy giảm, nhiều thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như: Mỹ, EU… đều suy giảm.
Trong bối cảnh thị trường gặp khó, các doanh nghiệp trong Tập đoàn phải chấp nhận những đơn hàng đơn giá thấp, không có lãi để tạo việc làm; nhiều doanh nghiệp phải giảm giờ làm thì bố trí làm việc luân phiên, nghỉ thứ bảy, không tăng ca, tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, có thu nhập…
Theo tính toán, việc nhiều doanh nghiệp trong Tập đoàn chấp nhận làm hàng với đơn giá thấp để giữ ổn định thu nhập cho người lao động đã làm giảm lợi nhuận khoảng 1.500 tỷ đồng.
Năm 2024, dự báo thị trường tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường và khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn, Vinatex tiếp tục triển khai công tác tái cơ cấu theo Đề án “Tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu phấn đấu doanh thu năm 2024 đạt 17.500 tỷ đồng, bằng 101,6% so với năm 2023, lợi nhuận trước thuế đạt 390 tỷ đồng, bằng 103,5% so với năm 2023.
Xuất khẩu của toàn ngành dệt may năm qua cán đích hơn 40 tỷ USD, con số này thấp hơn gần 10% so với năm 2022, nhưng xét trong bối cảnh chung của thương mại toàn cầu. kết quả xuất khẩu trong năm 2023 là nỗ lực lớn của cộng đồng doanh nghiệp.
Dự liệu tổng cầu hàng hóa dệt may vẫn thấp, năm 2024, toàn ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với 2023..
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu -
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế