-
BoJ giữ nguyên lãi suất cơ bản, khẳng định vẫn đang đi đúng hướng -
Bầu cử Mỹ: Khoảng cách dẫn trước của bà Harris so với ông Trump đã hẹp lại -
Nhà đầu tư chọn châu Á làm nơi ẩn náu trước thềm bầu cử Mỹ -
Doanh nghiệp Trung Quốc gia tăng IPO tại Hong Kong, Mỹ -
Giá dầu thế giới giảm hơn 4% giữa xung đột Israel - Iran -
Bộ trưởng Tài chính Đức cảnh báo trả đũa nếu Mỹ phát động chiến tranh thương mại
Con phố tại Quận 13, Paris vắng vẻ trong ngày phong tỏa chống dịch Covid-19. Ảnh: AFP |
Tình hình dịch Covid-19 lan nhanh đang gây áp lực lên các chính trị gia Đức trong việc thắt chặt các biện pháp phòng chống dịch. Theo Reuters, các nhà lãnh đạo Đức và khu vực châu Âu sẽ tham dự cuộc họp trực tuyến vào ngày 22/3 để quyết định lượt biện pháp tiếp theo để đối phó đại dịch Covid-19.
Tại cuộc họp gần đây nhất vào đầu tháng 3, các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhất trí mở cửa một cách thận trọng trước sự phản đối của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Bà Angela Merkel cho rằng nhiều biến chủng Covid-19 có khả năng lây nhiễm cao hơn tiềm ẩn đại dịch sẽ khó kiểm soát.
Theo Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Robert Koch của chính phủ Đức, số ca mắc Covid-19 trên 100.000 dân trong tuần này đã lên tới 103,9, tính đến hôm nay 21/3. Tỷ lệ này đã vượt ngưỡng 100 mà các đơn vị điều trị tích cực có thể phản ứng kịp.
Trong khi đó, sự mệt mỏi của người dân Đức đối với các biện pháp phong tỏa chống dịch trong tháng thứ 4 đang ngày càng hiện rõ. Tuy vậy, với số liệu ca nhiễm Covid-19 như trên, các thủ hiến bang có thể buộc phải kéo "phanh khẩn cấp" và hoãn việc cho phép mở cửa một số cửa hàng.
Theo Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Robert Koch, số ca nhiễm Covid-19 được xác nhận ở Đức đã tăng thêm 13.733 lên 2.659.516 người, còn kết quả thống kê mới đây ghi nhận số ca tử vong tăng thêm 99 lên 74.664.
Những cảnh báo về làn sóng nhiễm Covid-19 lần thứ 3 tại châu Âu xuất hiện sau khi số ca nhiễm Covid-19 tại Đức tăng theo cấp số nhân Đức, cùng một đợt phong tỏa mới kéo dài 1 tháng ở Paris. Biến chủng Covid-19 đầu tiên được phát hiện ở Vương quốc Anh được cho là nguyên nhân khiến số ca nhiễm tại châu Âu tăng đột biến gần đây. Biến chủng này được đánh giá có độc lực cao hơn nhiều so với chủng ban đầu.
Thủ đô Paris của Pháp và khu vực phía Bắc nước này của đất nước hôm 19/3 đã bước vào đợt phong tỏa mới, dù trường học và các cửa hàng cung cấp hàng thiết yếu vẫn được mở cửa. Lần đầu tiên kể từ tháng 11, số ca nhiễm Covid-19 mới trung bình trong 7 ngày tại Pháp đã tăng trên 25.000 ca trong tuần này.
Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel đã tuyên bố nới lỏng các biện pháp phong tỏa trong tháng 3, nhưng đó là thời điểm số ca nhiễm trên 100.000 dân trong 7 ngày chỉ ở mức 65. Còn nay con số đó đã lên 103,9 và sức ép kéo dài phong tỏa ngày càng tăng khi xuất hiện nhiều ý kiến lo ngại rằng số ca nhiễm vào dịp Lễ Phục sinh sắp tới sẽ diễn biến tương tự như dịp Giáng sinh vừa qua.
"Số ca nhiễm tăng có thể dẫn đến việc chúng tôi không thể tiếp tục thực hiện các bước mở cửa trong những tuần tới", Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn nói tại cuộc họp báo hôm 19/3. "Ngược lại, chúng tôi thậm chí có thể phải lùi lại một bước", Bộ trưởng Jens Spahn nói thêm.
Trong khi đó, Italia đã hoãn kế hoạch tổ chức lễ Phục sinh bằng một lệnh phong tỏa toàn quốc mới do Thủ tướng Mario Draghi công bố. Italia đến nay có số ca tử vong cao thứ 6 trên thế giới với ít nhất 103.855 ca tử vong, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins.
Còn theo Reuters, Ba Lan cũng ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt và khoảng 52% trong số này có liên quan đến biến chủng được phát hiện ở Anh. Tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Ba Lan đã vượt mốc 2 triệu vào ngày 19/3 sau khi ghi nhận thêm 25,998 người nhiễm trong một ngày.
Dịch Covid-19 tiếp tục lan nhanh tại châu Âu dù các quốc gia EU đã cố gắng thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng. Nhưng hiệu quả cho thấy thấp hơn so với các chiến dịch tiêm chủng tại Mỹ và Anh. Nguyên nhân kém hiệu quả được xác định là do khâu cung ứng và mua sắm vaccine, cùng với việc triển khai tiêm vaccine kháng Covid-19 của hãng dược AstraZeneca bị tạm dừng trong tuần này khi Cơ quan dược phẩm châu Âu tiến hành điều tra về tác dụng phụ đông máu.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cảnh báo rằng châu Âu hiện không đủ vaccine để ngăn chặn làn sóng nhiễm Covid-19 thứ 3 này.
-
Bầu cử Mỹ: Khoảng cách dẫn trước của bà Harris so với ông Trump đã hẹp lại -
Nhà đầu tư chọn châu Á làm nơi ẩn náu trước thềm bầu cử Mỹ -
Doanh nghiệp Trung Quốc gia tăng IPO tại Hong Kong, Mỹ -
Hội nghị Sáng kiến Đầu tư Tương lai lần thứ 8 thảo luận nhiều vấn đề nóng -
Ngành thời trang châu Âu đưa mua sắm trực tiếp thịnh hành trở lại -
Giá dầu thế giới giảm hơn 4% giữa xung đột Israel - Iran -
Châu Phi đón làn sóng đầu tư mới vào năng lượng sạch
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm