
-
Ngân hàng Nhà nước: Đang nghiên cứu tiền kỹ thuật số (CBDC), không cấp phép cho bất kỳ sàn Forex nào
-
Home Credit trợ lực người tiêu dùng dịp cao điểm tiêu dùng mùa hè
-
VietBank báo lãi quý I/2025 gấp 3,4 lần so với cùng kỳ nhờ thu nhập từ lãi tăng
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng
-
Giá vàng thế giới có phiên giảm thứ ba liên tiếp -
Ông Nguyễn Cảnh Anh tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2025 - 2030
![]() |
Thông báo của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết các ngân hàng trung ương tại châu lục này đã từ bỏ Thỏa thuận về điều phối hoạt động bán vàng (CBGA) kéo dài 20 năm qua.
Trong thông báo, ECB cho biết các bên ký kết xác nhận rằng vàng vẫn là một yếu tố quan trọng của hệ thống dự trữ tiền tệ toàn cầu, vì nó tiếp tục mang lại lợi ích đa dạng hóa các kênh tài sản.
ECB nói rằng hiện không ai trong số những ngân hàng trung ương thuộc các quốc gia châu Âu có kế hoạch bán ra lượng vàng đáng kể.
Trong những năm 1990, việc bán hàng đơn lẻ thường được bí mật thực hiện bởi các ngân hàng trung ương châu Âu, trong khi những thể chế tài chính này đang nắm giữ một số kho dự trữ vàng lớn nhất thế giới. Điều này đã đẩy giá vàng xuống và làm suy yếu vị thế như một tài sản dự trữ ổn định của kim loại quý này.
CBGA được ký kết vào năm 1999 với mục đích ban đầu là hạn chế việc mua bán vàng và giúp ổn định thị trường kim loại quý này. Thỏa thuận ban đầu được ký giữa 15 ngân hàng trung ương, trong đó giới hạn số lượng vàng mà mỗi bên ký kết có thể bán ra mỗi năm.
Thỏa thuận đã được cập nhật ba lần và sau được mở rộng với sự tham gia của tổng cộng 22 ngân hàng trung ương. Đến năm 2014, ba năm sau đợt bán vàng đáng kể gần nhất của các thành viên CBGA, giới hạn bán vàng đã được dỡ bỏ. Phiên bản mới nhất của thỏa thuận dự kiến sẽ hết hạn vào ngày 26/9.
Theo bà Natalie Dempster, người phụ trách mảng chính sách ngân hàng trung ương và chính sách công tại Hội đồng vàng thế giới (WGC), đây là quyết định hoàn toàn đúng đắn.
Bà cho biết thị trường đã thay đổi rất nhiều kể từ năm 1999 tới nay và hiện khả năng thanh khoản đã dồi dào và ổn định hơn. Trong hai thập kỷ vừa qua, giá đã tăng vọt từ dưới 300 USD/ounce lên mức cao gần 2.000 USD/ounce trong năm 2011.
Vào cùng giai đoạn đó, các ngân hàng trung ương đã trở thành bên mua ròng vàng chứ không còn là bên bán ròng kim loại quý này như trước kia. Như hồi năm 1999, những ngân hàng này đã bán ròng 500 tấn vàng. Nhưng vào năm 2018, họ lại mua vào lượng vàng kỷ lục là 651 tấn với trị giá gần 30 tỷ USD - mức cao nhất trong nửa thế kỷ qua.

-
Kiểm soát sở hữu chéo vẫn khó do "đứng tên hộ", nhiều DNNN chưa chịu thoái vốn khỏi ngân hàng
-
Ngân hàng Nhà nước: Đang nghiên cứu tiền kỹ thuật số (CBDC), không cấp phép cho bất kỳ sàn Forex nào
-
Chênh lệch giá vàng cao kỷ lục: Ngân hàng Nhà nước chỉ rõ 3 nguyên nhân
-
Dịch vụ liên quan đến tài sản mã hóa sẽ là ngành kinh doanh có điều kiện
-
Home Credit trợ lực người tiêu dùng dịp cao điểm tiêu dùng mùa hè -
Ngân hàng đua công nghệ, giảm nhân sự để giảm chi phí -
VietBank báo lãi quý I/2025 gấp 3,4 lần so với cùng kỳ nhờ thu nhập từ lãi tăng -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng -
Giá vàng thế giới có phiên giảm thứ ba liên tiếp -
Ông Nguyễn Cảnh Anh tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2025 - 2030 -
Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025