
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
![]() |
Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang (giữa) kiểm tra tiến độ triển khai dự án tại Khu công nghiệp Sông Hậu |
Là huyện cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang, với lợi thế giáp TP. Cần Thơ và sông Hậu, có Quốc lộ 1A, Quốc lộ Nam Sông Hậu, tập trung nhiều nhất khu, cụm công nghiệp của tỉnh và nhiều tuyến đường tỉnh đi ngang qua, giao thông thủy bộ ngày càng hoàn thiện…, huyện Châu Thành đang thu hút đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo, ứng dụng công nghệ cao và phát triển đô thị.
Nhiệm kỳ vừa qua, Châu Thành đột phá khai thác phát triển kinh tế vườn, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức lại sản xuất; tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày một hoàn thiện, cải thiện chất lượng cuộc sống, giải quyết việc làm, nâng thu nhập bình quân đầu người lên trên 45 triệu đồng/người/năm.
Đặc biệt, các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp tập trung (CCNTT) của tỉnh trên địa bàn huyện được quy hoạch liền kề các cảng Cái Cui và Vinalines, cách TP. Cần Thơ 10 km và sân bay Cần Thơ chỉ 15 km. Đây cũng là điều kiện tiên quyết tăng lợi thế cạnh tranh cho Châu Thành, để nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư khi quyết định triển khai dự án đầu tư kinh doanh phát triển sản xuất. Điển hình, Khu đô thị công nghiệp Sông Hậu có đường Quốc lộ Nam Sông Hậu và giáp Sông Hậu (tàu 20.000 tấn), nên rất thuận tiện cho vận chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường sông.
Đến nay, trên địa bàn huyện có KCN Sông Hậu, 3 CCNTT và khu đất truyền dẫn năng lượng với tổng diện tích quy hoạch là 955,79 ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 54%. Trong đó, CCNTT Phú Hữu A - giai đoạn I lấp đầy 100% (110 ha); KCN Sông Hậu lấp đầy 84,87% (246,79/290,79 ha); đất truyền dẫn năng lượng đã triển khai nhà máy 1 của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu với diện tích 125,56/355 ha. Đến nay, có 31 dự án đầu tư, với tổng mức thu hút đầu tư trong nước là 22.983,7 tỷ đồng và đầu tư nước ngoài là 377,9 triệu USD.
Toàn huyện hiện có 2 đô thị loại V, thu hút 19 dự án khu đô thị, khu dân cư, khu thương mại, khu tái định cư, phục vụ dân số khoảng 54.000 người, ước tổng mức đầu tư 4.325 tỷ đồng. Theo quy hoạch chung của tỉnh, Châu Thành đang dần hình thành và phát triển đô thị, công nghiệp với diện tích là 3.200 ha.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Châu Thành cho biết, để tạo sức bật mới cho tăng trưởng kinh tế của địa phương và của tỉnh trong nhiệm kỳ mới, với phương châm “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, phát triển”, Châu Thành tập trung xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Huyện phấn đấu được công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới, với trọng điểm 3 nhiệm vụ đột phá, 5 nhiệm vụ trọng tâm, 6 nhóm nhiệm vụ với giải pháp trọng tâm:
Một là, phát triển công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường trên cơ sở phát huy tốt đa các khu, cụm công nghiệp, cơ sở hạ tầng hiện có, có chọn lọc trong chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư. Mở rộng quy hoạch phát triển khu công nghiệp, phát triển bất động sản công nghiệp, dịch vụ logistics, xã hội hoá trong đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Tập trung phát triển các đô thị động lực, các ngành dịch vụ, thương mại, bất động sản, hình thành các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn, đặc thù phục vụ nhu cầu của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới.
Hai là, hướng mục tiêu tăng trưởng của huyện dựa trên 3 trụ cột: kinh tế - xã hội - môi trường, giải quyết tốt an sinh, phúc lợi xã hội, đầu tư nhà ở xã hội, khu tái định cư. Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, tập trung thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên người, nhất là đại dịch Covid-19, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ba là, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động của chính quyền và người dân, hướng đến mục tiêu xây dựng chính quyền thân thiện, kiến tạo, đối thoại, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp.

-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới -
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower