-
Cần 183.856 tỷ đồng xây đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh -
Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương: Cơ hội rộng mở cho nhà đầu tư -
350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro -
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ: Động lực tăng trưởng mới cho Nam Định -
Lấp khoảng trống hậu dự án BOT -
Vì sao trung tâm logistics tại TP.HCM chưa hấp dẫn nhà đầu tư?
Kẹt xe xảy ra thường xuyên trên Quốc lộ 13. Dự án mở rộng Quốc lộ 13 là một trong 5 dự án đầu tư theo cơ chế của Nghị quyết 98. Ảnh: Lê Quân |
Cấp tập đề xuất thực hiện dự án
Tập đoàn Trung Nam là nhà đầu tư mới nhất vừa gửi văn bản đến UBND TP.HCM đề xuất tham gia đấu thầu 2 dự án BOT, gồm Dự án Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 22 (từ nút giao An Sương đến đường Vành đai 3) và Dự án Mở rộng đường trục Bắc - Nam (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến nút giao cầu Bà Chiêm).
Hiện tại, 5 dự án BOT tại TP.HCM đầu tư theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98/2023/QH15 tiếp tục nhận được rất nhiều đề xuất của nhà đầu tư. Trong đó, Dự án Nâng cấp đường trục Bắc - Nam (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành) đang được quan tâm nhiều nhất. Tính đến nay, dự án này đã nhận được đề xuất của 4 nhà đầu tư, trong đó doanh nghiệp mới nhất đề xuất được tham gia Dự án là Tập đoàn Trung Nam.
Dự án thứ hai nhận được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư là Dự án Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 22 (từ nút giao An Sương đến Vành đai 3). Hiện có 2 nhà đầu tư đề xuất tham gia dự án này, gồm Tập đoàn Trung Nam và Liên danh CTCP Tập đoàn Xây dựng 168 Việt Nam - CTCP Xây dựng Đắc Đạo - Công ty TNHH Đồng Thuận Hà.
Phần lớn nhà đầu tư đề xuất dự án đã có kinh nghiệm triển khai dự án hạ tầng giao thông lớn trên cả nước. Đơn cử, Tập đoàn Trung Nam có kinh nghiệm đầu tư các dự án cầu Bạch Đằng, nút giao thông Ngã Ba Huế, cầu Mỹ Thuận 2, cầu Phước An…
Các doanh nghiệp khác còn có Liên danh CTCP Tập đoàn Thuận An (TAG) - CTCP Tập đoàn Xây dựng 168 Việt Nam - CTCP Xây dựng hạ tầng Bắc Trung Nam, Liên danh CTCP Xây dựng công trình giao thông Thái Sơn - Công ty TNHH Xây dựng Phú Vinh - CTCP Đầu tư xây dựng Quý Vương.
Dù có kinh nghiệm, năng lực tham gia các dự án lớn, nhưng Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM cho biết, việc triển khai các dự án BOT tại Thành phố sẽ tiến hành theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP), nên tất cả dự án phải đấu thầu chọn nhà đầu tư. Sở Giao thông - Vận tải sẽ tổ chức khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với dự án, thực hiện song song với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi vào quý IV/2024. Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư sẽ diễn ra vào quý III/2025.
Hấp dẫn vì vốn nhà nước tham gia chiếm đến 70% tổng vốn
Theo tờ trình gửi UBND TP.HCM của Sở Giao thông - Vận tải, Thành phố sẽ mời gọi đầu tư 5 dự án đường bộ đầu tư theo hình thức BOT trên tuyến đường hiện hữu, gồm mở rộng Quốc lộ 13 (từ cầu Bình Triệu đến giáp tỉnh Bình Dương); mở rộng Quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương đến giáp Long An); cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 (từ nút giao An Sương đến đường Vành đai 3); nâng cấp đường trục Bắc - Nam, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành; xây dựng cầu đường Bình Tiên (từ đường Phạm Văn Chí đến đường Nguyễn Văn Linh).
Tổng mức đầu tư của 5 dự án là 44.591 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách TP.HCM dự kiến gần 28.000 tỷ đồng.
Sở dĩ nhà đầu tư ồ ạt đề xuất tham gia các dự án BOT làm theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98 là vì vốn của Nhà nước tại các dự án này khá lớn.
Theo Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM, trong 5 dự án BOT nói trên, có đến 2 dự án vốn nhà nước tham gia 70%. Đó là Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 (từ cầu Bình Triệu đến giáp tỉnh Bình Dương), tổng vốn đầu tư là 13.851 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách nhà nước chiếm 70% (9.375 tỷ đồng) phục vụ giải phóng mặt bằng. Tiếp theo là Dự án Mở rộng Quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương đến giáp tỉnh Long An) vốn nhà nước cũng chiếm 70% tổng mức đầu tư. Các dự án còn lại, vốn ngân sách TP.HCM tham gia từ 50 % trở lên.
Đại diện một công ty đề xuất nâng cấp, mở rộng dự án BOT Quốc lộ 22 cho biết, điểm hấp dẫn tại các dự án BOT ở TP.HCM là tỷ lệ vốn góp của ngân sách Thành phố chiếm 50 -70% tổng vốn. Với các dự án có chiều dài không lớn, khi có sự tham gia 50% vốn của Nhà nước, thì phần vốn góp còn lại rất phù hợp với năng lực nhà đầu tư. Hơn nữa, khi vốn nhà nước tham gia dự án ở phần giải phóng mặt bằng, thì nhà đầu tư sẽ bớt rủi ro. Một điểm hấp dẫn nữa là, 5 dự án BOT đều nằm ở cửa ngõ TP.HCM, với mật độ xe lưu thông lớn, nên khả năng hoàn vốn nhanh hơn các dự án khác.
TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98 đánh giá, việc đầu tư các dự án BOT trên tuyến hiện hữu là cơ hội lớn cho TP.HCM cũng như các doanh nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng giao thông. “TP.HCM và nhà đầu tư cần tận dụng nhanh, hiệu quả Nghị quyết 98 để hiện thực hóa các dự án, giúp cải thiện hạ tầng và tăng sức cạnh tranh cho chính nhà đầu tư, nhà thầu xây dựng. Do đó, Thành phố cần ưu tiên vốn công dẫn dắt vốn tư nhân, để 5 dự án BOT trở thành hình mẫu cho hình thức đầu tư PPP linh hoạt này”, ông Lịch khuyến nghị.
-
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ: Động lực tăng trưởng mới cho Nam Định -
Vì sao trung tâm logistics tại TP.HCM chưa hấp dẫn nhà đầu tư? -
Động thái mới tại Dự án BOT Cảng hàng không Phan Thiết -
Phấp phỏng chờ mặt bằng xây trạm dừng nghỉ cao tốc -
Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông -
TP.HCM chốt 11 vị trí dọc các tuyến metro để phát triển mô hình TOD -
Quảng Ngãi xây dựng tiêu chí đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon