
-
Sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư
-
Bộ Xây dựng đã giải ngân được 8.302 tỷ đồng, đạt 9,98% tổng kế hoạch năm 2025
-
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng tiếp nhận tàu trọng tải đến 160.000 DWT giảm tải
-
Long An ký kết 3 thỏa thuận hợp tác đầu tư với các đối tác Nhật Bản
-
Đề xuất phương án thanh toán cho 2 dự án BT giao thông tại Thái Nguyên -
TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
Tại hội thảo hiện thực hóa Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM diễn ra ngày 27/6, ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, tổng kinh phí dự kiến trong giai đoạn 2021-2025 để đầu tư cho hạ tầng của khoảng 266.000 tỷ đồng.
Trong đó, vốn ngân sách thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 92.000 tỷ đồng và vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là 174.000 tỷ đồng.
![]() |
Kẹt xe thường xuyên xảy ra trên Quốc lộ 13 đoạn gần cầu Bình Triệu do đường chưa được mở rộng - Ảnh: Lê Quân |
Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM vừa được Quốc hội thông qua (Nghị quyết 98) cho phép Thành phố được áp dụng loại hợp đồng BOT đối với dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu, phù hợp theo quy hoạch được phê duyệt đối với loại đường phố chính đô thị, đường trên cao.
Ông An cho biết, ngay sau khi Nghị quyết được Quốc hội thông qua, Sở GTVT đã chủ động bám sát kế hoạch của UBND TP.HCM để xây dựng kế hoạch đầu tư các tuyến đường trục chính đô thị, kết nối vùng, quốc lộ đi qua địa phận Thành phố như Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Quốc lộ 22…
Được biết, các dự án BOT tại TP.HCM có tổng mức đầu tư khá lớn. Trong đó, dự án mở rộng Quốc lộ 13 (đoạn từ cầu Bình Triệu đến giáp ranh tỉnh Bình Dương) dài 5,8 km, tổng mức đầu tư gần 12.200 tỷ đồng.
Dự án mở rộng Quốc lộ 1 (đoạn từ An Lạc đến giáp ranh tỉnh Long An), tổng vốn đầu tư gần 12.900 tỷ đồng. Dự án, mở rộng Quốc lộ 22 từ ngã tư An Sương đến Vành đai 3, tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng.
Trước đó, nhiều dự án mở rộng đường tại TP.HCM đầu tư theo hình thức BOT đang trong quá trình làm thủ tục đầu tư đã phải dừng lại vì Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) quy định hình thức BOT chỉ áp dụng khi đầu tư tuyến đường mới, không áp dụng cho tuyến đường hiện hữu.
Với cơ chế, chính sách đặc thù mới được áp dụng từ ngày 1/8 tới, các dự án BOT tại TP.HCM sẽ "hồi sinh" sau nhiều năm tạm dừng.

-
Sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư
-
Bộ Xây dựng đã giải ngân được 8.302 tỷ đồng, đạt 9,98% tổng kế hoạch năm 2025
-
Hà Nội đầu tư hơn 63 tỷ đồng cải tạo Nhà tập luyện và thi đấu bắn súng
-
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng tiếp nhận tàu trọng tải đến 160.000 DWT giảm tải
-
Long An ký kết 3 thỏa thuận hợp tác đầu tư với các đối tác Nhật Bản -
Đề xuất phương án thanh toán cho 2 dự án BT giao thông tại Thái Nguyên -
TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2 -
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ khởi công, xây dựng 43 cụm công nghiệp -
Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá -
Kosy đề xuất đầu tư khu đô thị 257 ha tại Bình Chánh, TP.HCM -
TP.HCM giao đầu mối thực hiện 7 tuyến đường sắt đô thị
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics