
-
Khu đô thị Bình Quới -Thanh Đa, TP.HCM sẽ có trung tâm chiếu phim 3.000 chỗ
-
Quy định chi tiết cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội
-
Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link chính thức được đón tàu container trọng tải đến 232.494,5 DWT
-
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh sau hợp nhất
-
TP.HCM thúc tiến độ nút giao An Phú hoàn thành cuối năm 2025 -
Dự án LNG Cà Ná gia hạn thời gian chọn nhà đầu tư đến ngày 19/7
![]() |
Có 5/8 dự án chấm dứt hợp đồng sớm
Sau gần 6 tháng rốt ráo thực hiện ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Thông báo số 1834/TB-TTKQH ngày 28/11/2022) và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Thông báo số 324/TB-VPCP ngày 11/10/2022), Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa có Tờ trình số 4405/TTr-BGTVT gửi Thủ tướng Chính phủ giải pháp xử lý khó khăn, bất cập tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT.
Cũng giống như Tờ trình số 402/TTr-CP được Bộ GTVT thừa ủy quyền Chính phủ gửi Quốc hội vào tháng 10/2022, danh sách 8 dự án BOT chờ được giải cứu không thay đổi, nhưng phương án tháo gỡ vướng mắc cho từng dự án đã cụ thể, có tính khả thi cao hơn. Đây là những dự án BOT có tính chất đặc thù như đã hoàn thành, đưa vào khai thác, nhưng chưa được thu phí, hoặc không thể thu phí do vị trí đặt trạm thu phí gây mất an ninh, trật tự, hoặc dự án đã thu phí nhưng doanh thu thực tế nhỏ hơn 30% so với hợp đồng...
Danh sách 8 dự án gồm: Dự án BOT cầu đường sắt Bình Lợi và cải tạo luồng sông Sài Gòn; Dự án BOT đường vành đai phía Tây TP. Thanh Hóa; Dự án BOT nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ; Dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3; Dự án BOT nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh qua Đắk Lắk; Dự án BOT cầu Thái Hà; Dự án BOT cầu Việt Trì - Ba Vì; Dự án BOT hầm đường bộ Đèo Cả.
Căn cứ quy định của pháp luật PPP tại thời điểm ký kết hợp đồng, Bộ GTVT đã đàm phán với nhà đầu tư về phương án sửa đổi hợp đồng đã ký theo hướng: xóa bỏ trạm thu phí có bất cập và kéo dài thời gian thu phí. Để đảm bảo dự án khả thi và tiếp tục thực hiện hợp đồng, Bộ GTVT báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định bổ sung vốn nhà nước tham gia dự án, nhưng không vượt quá 49% tổng mức đầu tư.
Bên cạnh đó, để chia sẻ một phần khó khăn, Bộ GTVT đề nghị nhà đầu tư giảm tỷ suất lợi nhuận, ngân hàng xem xét giảm lãi suất vốn vay đối với khoản vay đầu tư dự án.
Sau khi áp dụng giải pháp sửa đổi hợp đồng, Bộ GTVT cho biết, có 3 dự án khả thi để tiếp tục thực hiện hợp đồng; 5 dự án còn lại dù đã tính đến việc sửa đổi hợp đồng, bổ sung vốn nhà nước tham gia, nhưng vẫn không khả thi. “Đối với những dự án này, các bên thỏa thuận áp dụng giải pháp chấm dứt hợp đồng sau khi chủ trương xử lý được cấp có thẩm quyền phê chuẩn”, đại diện Bộ GTVT cho biết.
Bí nguồn xử lý
Tại Tờ trình số 4405/TTr-BGTVT, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ thông qua các giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT giao thông và giải pháp xử lý cụ thể đối với 8 dự án BOT giao thông do bộ này quản lý.
Thực hiện nguyên tắc “lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ” khi xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT giao thông, Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng cung cấp tín dụng có giải pháp phù hợp nhằm chia sẻ khó khăn với các nhà đầu tư, như cho phép ngân hàng khoanh nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất vốn vay đối với các khoản vay tín dụng…
Đồng thời, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nguyên tắc, giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT giao thông, để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong tổ chức thực hiện; cho ý kiến về giải pháp xử lý khó khăn, bất cập tại 8 dự án BOT do Bộ GTVT quản lý.
Đối với nguồn vốn nhà nước để xử lý khó khăn, bất cập đối với 8 dự án BOT (ước khoảng 10.342 tỷ đồng), Bộ GTVT đề xuất người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ GTVT cân đối nguồn vốn phù hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ thông qua, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định để làm cơ sở thực hiện.
Thế khó của Bộ GTVT trong xử lý 8 dự án BOT giao thông là hiện Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã cân đối hết cho từng danh mục dự án cụ thể. Trong trường hợp không thể tìm được nguồn, việc bố trí vốn xử lý cho 8 dự án BOT giao thông rất có thể phải chuyển sang sau năm 2025.
Đây là điều hết sức đáng tiếc, bởi thời gian chờ xử lý các vướng mắc tại 8 dự án BOT nói trên đã kéo dài nhiều năm qua, khiến các nhà đầu tư rơi vào tình cảnh rất khó khăn về tài chính, thậm chí mấp mé bờ vực phá sản.
“Với tình cảnh quyền thu phí bị treo không xác định thời hạn, hoặc được thu nhưng doanh thu thu phí bị vỡ sâu so với phương án tài chính, các doanh nghiệp đã trót đầu tư vào các dự án này đều đang như... chỉ mành treo chuông”, ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình đường bộ cho biết.

-
Khu đô thị Bình Quới -Thanh Đa, TP.HCM sẽ có trung tâm chiếu phim 3.000 chỗ
-
Quy định chi tiết cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội
-
Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link chính thức được đón tàu container trọng tải đến 232.494,5 DWT
-
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh sau hợp nhất
-
TP.HCM thúc tiến độ nút giao An Phú hoàn thành cuối năm 2025 -
Dự án LNG Cà Ná gia hạn thời gian chọn nhà đầu tư đến ngày 19/7 -
Sơn Hải đề xuất đầu tư hoàn chỉnh cao tốc Bắc Nam, đoạn Quảng Ngãi - Dầu Giây -
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải, tổng vốn hơn 2.700 tỷ đồng -
Rõ dần phương án thu phí 18 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới sau hợp nhất -
Đồng Nai chấp thuận cho doanh nghiệp lập dự án đường trên cao dọc Quốc lộ 51
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh