
-
AEON Việt Nam có Tổng giám đốc mới
-
Lê Minh Hiếu, Đồng sáng lập Colori: Tạo ra những mảnh ghép đầy cảm xúc từ len
-
Phát động Giải thưởng Sao Đỏ 2025, tôn vinh doanh nhân trẻ tiêu biểu
-
Doanh nhân trẻ Việt Nam tăng cường kết nối với khu vực
-
PGS. Nguyễn Đức Minh, đồng sáng lập FamilyMate: Kết nối cha mẹ với con cái trên môi trường số -
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
IFC - thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ký hợp tác nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ ở cấp quản lý trong ngành ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm.
Đơn vị này cho biết, ở Việt Nam, nữ giới chiếm khoảng 60% lực lượng lao động đầu vào tại các ngân hàng nhưng chỉ chiếm khoảng 20% tổng số các vị trí quản lý cấp cao.
Khi các ngân hàng trong nước phải đối mặt với những thách thức về thu hút và giữ chân người lao động có kỹ năng, sự khan hiếm các lao động nữ tài năng có thể làm gia tăng chi phí nhân sự.
Ngoài việc mở rộng quy mô nguồn lao động, việc giữ chân lao động nữ và thúc đẩy đa dạng giới ở các vị trí lãnh đạo cấp cao còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế như cải thiện hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần, nâng cao niềm tin của nhà đầu tư, thúc đẩy đổi mới và nâng cao năng suất lao động,…
![]() |
Ảnh minh hoạ: Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank (Ảnh: T.Hồng). |
Đối với ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đặt trọng tâm thúc đẩy đa dạng về giới, đặc biệt là sự tham gia của phụ nữ ở cấp lãnh đạo.
Các nghiên cứu của IFC cho thấy, đa dạng giới ở các vị trí quản lý giúp các công ty đạt kết quả kinh doanh tốt hơn và đem lại lợi nhuận lớn hơn cho các cổ đông.
Được biết, trong 18 tháng tới, IFC và Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện khảo sát tình hình sử dụng lao động nữ tại các ngân hàng và các rào cản chính đối với việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ tại các vị trí quản lý cấp cao.
Với sự hỗ trợ của Chương trình Tư vấn Cải thiện Môi trường Đầu tư (FIAS), dự án cũng sẽ xây dựng một nền tảng học tập thử nghiệm để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm từ các thông lệ tốt trên toàn cầu về phát triển tài năng, quy hoạch cán bộ, và tạo ra môi trường làm việc linh hoạt và đa dạng giới hơn.
Trong khuôn khổ hợp tác này, IFC và Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ giới thiệu Giải thưởng Phụ nữ trong Ngành Ngân hàng để vinh danh những cá nhân và tổ chức đạt nhiều thành tựu trong thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ thông qua các sáng kiến có ảnh hưởng mạnh mẽ.
Theo Báo cáo Chỉ số Nữ doanh nhân 2020 do Mastercard (MIWE) vừa công bố, có 26.5% số doanh nghiệp tại Việt Nam do phụ nữ làm chủ, xếp thứ 9 trên 58 nền kinh tế được nghiên cứu.
Cùng với đó, Việt Nam xếp hạng 25/58 về các điều kiện hỗ trợ phụ nữ kinh doanh, giảm 7 bậc so với năm 2019.

-
Doanh nhân trẻ Việt Nam tăng cường kết nối với khu vực -
Trần Lê Thanh Như, Giám đốc quốc gia BrightCHAMPS tại Việt Nam: Mang giáo dục chất lượng cao đến từng gia đình -
Doanh nhân Bùi Xuân Bình, đồng sáng lập, CEO GG Power: Hiện là thời của doanh nghiệp chọn R&D -
PGS. Nguyễn Đức Minh, đồng sáng lập FamilyMate: Kết nối cha mẹ với con cái trên môi trường số -
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI -
AkzoNobel: Việt Nam là trọng điểm đổi mới sáng tạo bền vững tại ASEAN -
Tân Chủ tịch VNPost: "VNPost cần bước ra khỏi mô hình doanh nghiệp truyền thống"
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông