-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Nhà ga hành khách T1 xây dựng từ năm 2001 có công suất ban đầu là 6 triệu lượt khách/năm |
Trong văn bản báo cáo về triển khai quy hoạch hàng không khu vực Hà Nội gửi tới Bộ GTVT hồi giữa tháng 2/2016, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, với định hướng quân sự sẽ chuyển các hoạt động huấn luyện ra khỏi Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, phương án xây dựng đường cất hạ cánh số 3 cùng hệ thống nhà ga đáp ứng công suất 50 triệu hành khách trong giai đoạn đến năm 2030 về phía Bắc đang được tính đến.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, định hướng nghiên cứu quy hoạch đường cất hạ cánh số 3 cùng hệ thống cơ sở hạ tầng về phía Bắc có tính khả thi cao hơn so với quy hoạch được duyệt năm 2008.
Tính toán sơ bộ của cơ quan quản lý nhà nước về hàng không cho thấy, chi phí đầu tư theo hướng nghiên cứu này vào khoảng 38.802 tỷ đồng, bằng ½ phương án đã được phê duyệt (về phía Nam), cụ thể: xây dựng đường cất hạ cánh số 3, đường lăn, sân đỗ máy bay và thiết bị phục vụ khai thác cần khoảng 6.000 tỷ đồng; chi phí GPMB cần 11.042 tỷ đồng; xây dựng nhà ga hành khách cần khoảng 12.000 tỷ đồng; hệ thống giao thông kết nối cần 2.000 tỷ đồng; dự phòng và các khoản chi phí khác cần 7.760 tỷ đồng.
Vì vậy, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT cho phép thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Nội Bài theo tiến độ: tổ chức lựa chọn nhà thầu (đấu thầu quốc tế) vào quý III-2016; Khảo sát, đo đạc, lập hồ sơ quy hoạch trong 15 tháng, dự kiến hoàn thành trong Quý IV- 2016 để trình Bộ GTVT; Thẩm định, lấy ý kiến các Bộ ngành có liên quan và UBND TP Hà Nội trong quý 1-2017; Phê duyệt hồ sơ quy hoạch trong Quý I hoặc II-2017.
Theo phương án cũ, giai đoạn đến năm 2030 sẽ xây dựng đường cất hạ cánh số 3 về phía Nam của Cảng cùng hệ thống nhà ga hành khách T3, T4 để nâng công suất đạt 50 triệu hành khách/năm.
Tuy nhiên qua nghiên cứu, phương án này gặp nhiều khó khăn, kinh phí giải phóng mặt bằng (GPMB) quá lớn, ước tính khoảng 75.987 tỉ đồng gồm: chi phí xây dựng đường cất hạ cánh số 3, đường lăn, sân đỗ máy bay và thiết bị phục vụ khai thác 6.000 tỉ đồng; chi phí GPMB 40.790 tỉ đồng; chi phí xây dựng nhà ga 12.000 tỉ đồng; chi phí xây dựng đường lăn Bắc Nam 2.000 tỉ đồng; chi phí khác và dự phòng (25%) 15.197 tỉ đồng.
Lý do chi phí cho phương án trên lớn là do việc GPMB ảnh hưởng đến nhiều hộ dân, việc giải quyết vấn đề an sinh xã hội rất khó khăn. Ngoài việc đền bù GPMB còn phải quy hoạch khu tái định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ với để tái định cư cho khoảng 4.470 hộ dân với khoang 22.350 nhân khẩu; phải di chuyển các di tích lịch sử chùa, miếu có từ lâu đời và nhiều nghĩa trang của địa phương.
Phân tích của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, các khó khăn về GPMB sẽ ảnh hưởng tiến độ thực hiện dự án. Bên cạnh đó, với năng lực thông qua cảng là 50 triệu hành khách/năm sẽ gây áp lực lớn lên đường Võ Văn Kiệt…. Tuy nhiên, phương án mở rộng về phía Nam có lợi thế là có thể nâng công suất của Nội Bài lên 100 triệu lượt khách/năm.
Thực tế, từ khi nhà ga T2 được đưa vào khai thác hồi đầu năm 2015 với công suất thiết kế đạt 10 triệu khách/năm, chuyên phục vụ khách quốc tế, toàn bộ nhà ga T1 chỉ khai thác khách quốc nội. Tuy nhiên, nhà ga hành khách xây dựng từ năm 2001 này cũng nhanh chóng đối mặt với vấn đề quá tải. Năm 2015, nhà ga T1 (bao gồm cả sảnh E mới được đưa vào sử dụng từ năm 2013) đã đón tới 12 triệu lượt khách trên tổng số hơn 17,2 triệu hành khách thông qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Trong khi đó, công suất thiết kế của nhà ga T1 cũ chỉ 6 triệu/khách năm và sảnh E là 3 triệu khách/năm.
Hiện Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã lên kế hoạch sửa chữa nhà ga T1 theo hướng quy hoạch lại mặt bằng các tầng của nhà ga, thay đổi toàn bộ dây chuyền khai thác quốc tế sang khai thác quốc nội; cải tạo, nâng cấp một số hệ thống cơ điện và thiết bị nhà ga… nhằm đạt công suất khoảng 12 triệu lượt khách/năm.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025