Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 23 tháng 10 năm 2024,
Chi phí cổ phần hóa Vietnam Airlines lên tới 57 tỷ đồng
Anh Minh - 26/06/2014 15:10
 
Bộ Giao thông - Vận tải vừa trình Thủ tướng Chính phủ phương án cổ phần Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Chi phí cổ phần hóa Vietnam Airlines là 57 tỷ đồng, dự toán này có thể thay đổi do phí trả cho tư vấn quốc tế phụ thuộc vào kết quả bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Hé lộ phương án cổ phần hóa Vietnam Airlines
Thị trường M&A: Đại gia rình rập săn cá lớn?
Chốt xong giá trị Vietnam Airlines
Vietnam Airlines mở 2 đường bay mới đến Tokyo

Vietnam Airlines đã vượt qua cửa ải đầu tiên trong việc hiện thực hóa mục tiêu IPO vào cuối năm nay với việc phương án cổ phần hóa doanh nghiệp này vừa được Bộ Giao thông - Vận tải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

  Vietnam Airlines sẽ giữ logo thương hiệu là bông sen vàng sau khi cổ phần hóa  
  Vietnam Airlines sẽ giữ logo thương hiệu là bông sen vàng sau khi cổ phần hóa  

Theo tờ trình số 7411/TTr – BGTVT của Bộ Giao thông - Vận tải, giá trị thực tế theo sổ sách của Vietnam Airlines là 57.156 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 10.576,3 tỷ đồng. Vốn điều lệ dự kiến của hãng là 14.101,8 tỷ đồng, trong đó cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu là: nhà nước năm 75% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược là 20%; bán đấu giá công khai là 3,465%; phần còn lại sẽ bán ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn.

Vietnam Airlines đề xuất giá khởi điểm là 22.300 đồng/cồ phần, phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng trong nước sẽ được bán đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Trước đó, tại cuộc họp thẩm định phương án cổ phần hóa Vietnam Airlines vào ngày 20/6, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Hồng Trường đã đánh giá cao  phương án cổ phần hóa do đơn vị này đệ trình. Trên cơ sở đó, Thứ trưởng đồng ý vẫn giữ nguyên tên của Tổng công ty vì đây đã là thương hiệu của quốc gia theo phương án của Ban chỉ đạo Vietnam Airlines; đồng ý với tổng số vốn điều lệ là 14.101.840.000.000 đồng; đồng ý với cơ cấu, mô hình tổ chức Tổng công ty đề xuất…

Cũng tại cuộc họp, đại diện Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ Giao thông - Vận tải trình bày Biên bản thẩm định phương án cổ phần hóa của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Theo đó, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ Giao thông - Vận tải nhất trí với phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty do Ban chỉ đạo Tổng công ty Hàng không Việt Nam đề nghị.

Được biết, theo Nghị định 59/NĐ-CP, các doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa có thể lựa chọn bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược trước hoặc sau khi bán đấu giá cổ phần ra công chúng (IPO trong nước). Đối với trường hợp của Vietnnam Airlines, để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa cũng như đảm bảo sự thành công trong công tác cổ phần hóa, Tổng công ty sẽ triển khai đồng thời công tác bán chiến lược và bán đấu giá công khai.

Ngay sau khi  phương án cổ phần hóa được phê duyệt, Tổng công ty sẽ tổ chức triển khai bán chiến lược theo quy trình bán chiến lược do tư vấn tài chính quốc tế Morgan Stanley & Citigroup xây dựng và quản lý cho Tổng công ty. Tuy nhiên, thời điểm phát hành cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược cụ thể sẽ phụ thuộc rất lớn vào tiến trình đàm phán với các nhà đầu tư chiến lược tiềm năng.

"Dự kiến, thời gian hoàn thành bán chiến lược là 6 tháng kể từ ngày gửi bản công bố thông tin ngắn cho các nhà đầu tư tiềm năng. Bên cạnh đó, dự kiến thời hạn 3 tháng kể từ ngày Phương án cổ phần hóa của Tổng công ty được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tổng công ty sẽ hoàn thành việc đấu giá cổ phần ra công chúng", ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết.

Về vốn điều lệ, giai đoạn 1 được thực hiện trong năm 2014 với tổng khối lượng phát hành cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược và các đối tượng khác là 25% vốn điều lệ sau cổ phần hóa, tỷ lệ nhà nước sở hữu là 75% vốn điều lệ sau cổ phần hóa. Trong giai đoạn 2 sẽ phát hành thêm cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài hoặc phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường trong nước và quốc tế để giảm dần tỷ lệ sở hữu của Nhà nước xuống không thấp hơn 65%.

Cũng theo ông Minh, tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp Vietnam Airlines không có lao động nào thuộc diện dôi dư cần phải sắp xếp lại.

Bộ trưởng Thăng: Tôi không muốn phải kỷ luật cán bộ nào Bộ trưởng Thăng: Tôi không muốn phải kỷ luật cán bộ nào

() Trả lời phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn về việc cổ phần hóa (CPH) Vietnam Airlines, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, ông Đinh La Thăng tin chắc rằng, tiến trình chuyển đổi sở hữu Vietnam Airlines sẽ về đích nếu thực hiện như CPH các ngân hàng thương mại nhà nước. Ông cũng bày tỏ, không muốn phải kỷ luật cán bộ nào vì lý do không hoàn thành nhiệm vụ cổ phần hóa.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư