-
BIDV được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 69.000 tỷ đồng -
Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
Nhìn nhận về áp lực tỷ giá dịp cuối năm -
VISA Signature của Eximbank: Biểu tượng của phong cách sống hiện đại và đẳng cấp -
Giá vàng giằng co trước thềm quyết định lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn -
Giữ chính sách tiền tệ trung hòa đến đầu năm tới
Vấn đề xây dựng, chia sẻ và khai thác dữ liệu được các ngân hàng đặc biệt quan tâm |
50% các ngân hàng đã xây dựng kho dữ liệu tập trung
Ngày 29/9/2020, tại Hà Nội, Viện Chiến lược Ngân hàng (NHNN) phối hợp với Học viện Ngân hàng tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Quản trị dữ liệu thông minh trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính”.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, thời gian qua, ngành Ngân hàng đã luôn chủ động trong việc tiếp cận các nghiên cứu, xây dựng chính sách, tạo điều kiện để ứng dụng sức mạnh của dữ liệu trong công tác quản lý và phát triển các sản phẩm dịch vụ, tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng.
Theo khảo sát tháng 9/2020 của NHNN, 50% các ngân hàng đã xây dựng kho dữ liệu tập trung (Data warehouse), 27% đã xây dựng các hồ dữ liệu (Data lake) để thu thập dữ liệu thô đến từ các điểm tiếp xúc số, khoảng 50% các ngân hàng đã ứng dụng phân tích dữ liệu để tối ưu hóa quy trình vận hành, tăng hiệu quả hoạt động, quản trị rủi ro,...
“Có thể nhận thấy với vai trò dữ liệu quan trọng như vậy, trong thời đại ngày nay, ưu thế sẽ thuộc về người làm chủ các nguồn dữ liệu thông qua việc quản lý, sử dụng chúng một cách thông minh trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Mặc dù các ngân hàng thương mại tại Việt nam đã nhận ra quản trị dữ liệu là nền tảng cơ sở cho các hoạt động đổi mới sáng tạo trong ngân hàng, như xây dựng ngân hàng số, phân khúc khách hàng, phát triển sản phẩm thông qua các phân tích nâng cao… song một số khảo sát cũng cho thấy, gần nửa ngân hàng chưa có kế hoạch hành động về quản lý dữ liệu.
“Hoạt động làm sạch dữ liệu chưa được chú ý từ các bộ phận tạo ra dữ liệu. Các dữ liệu của ngân hàng phần lớn vẫn còn ở tình trạng phân tán, lượng thông tin rác khá lớn, chất lượng dữ liệu vẫn còn thấp. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với các công ty tài chính khác, việc xây dựng các kho dữ liệu hiện mới ở bước đầu, chưa có sự kết nối được các nguồn dữ liệu khác nhau”, TS. Cấn Văn Lực nhận xét.
Thiếu hành lang pháp lý, ngân hàng sợ rủi ro
Hiện nay, các ngân hàng tại Việt Nam khá “mở” trong chia sẻ dữ liệu với fintech và nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ khác như điện, nước, viễn thông… thông qua các cổng API. Có thể hình dùng, người dùng fintech thông qua ứng dụng fintech yêu cầu truy cập dữ liệu ngân hàng, sau khi xác thực, ngân hàng đồng ý cho người dùng truy cập, xác thực tài khoản và thực hiện các dịch vụ thanh toán.
Tuy vậy, lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cho hay, việc chia sẻ dữ liệu với ngân hàng vẫn khá rủi ro vì chưa có hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề này.
Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) kỳ vọng, Bộ TT&TT sẽ sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về định danh và xác thức điện tử, đồng thời Bộ Công an sớm hoàn tất xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân để ngân hàng có cơ sở khai thác và bảo vệ dữ liệu. Ông Dũng cũng đề xuất Chính phủ cần nghiên cứu, xem xét trình ban hành Luật về bảo vệ dữ liệu người dùng, luật về bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu người dùng nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng, đồng bộ về quản lý dữ liệu toàn nền kinh tế, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, qua đó thúc đẩy ngân hàng mở trong ngành tài chính - ngân hàng tại Việt Nam.
Về phía NHNN cũng cần nghiên cứu, đề ra định hướng ngân hàng mở, xác định mô hình ngân hàng mở phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam, trên cơ sở đó ban hành những quy định, hướng dẫn hoặc đưa ra khuyến nghị thích hợp.
Đồng tình với ý kiến này, TS. Cấn Văn Lực đề nghị, cần xây dựng các chính sách, cơ chế quản lý phù hợp để thúc đẩy hoạt động quản lý và phân tích dữ liệu được thực hiện một cách bài bản. Chính phủ và các doanh nghiệp phải nhìn nhận dữ liệu như là một nguồn tài nguyên quý, cần có quy trình quản lý và khai thác an toàn, hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia…
“Phải xây dựng chính sách quản lý dữ liệu phù hợp với cơ chế chia sẻ thông tin rõ ràng gắn với trách nhiệm cung cấp dữ liệu chính xác. Từ đó, thông tin trong tổ chức không chỉ dừng lại ở mức độ được sắp xếp, lưu trữ hợp lý mà được luân chuyển, tạo thành dòng chảy hiệu quả mang đến những giá trị mới giúp nâng cao hiệu quả hoạt động”, TS.Lực đề nghị.
-
VISA Signature của Eximbank: Biểu tượng của phong cách sống hiện đại và đẳng cấp -
Vàng miếng SJC đi ngang, tỷ giá tiếp đà hạ nhiệt -
Giá vàng giằng co trước thềm quyết định lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn -
Tín dụng đã tăng 12,5%; Ngân hàng bước vào cuộc đua huy động vốn mới -
Giữ chính sách tiền tệ trung hòa đến đầu năm tới -
BIDV sẽ phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu chia cổ tức tỷ lệ 21% -
Nâng tầm phong cách sống với thẻ JCB Ultimate by Eximbank
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Nên chọn Redmi Note 13 hay Redmi Note 14 cho dịp Tết 2025
- Lenovo Việt Nam ra mắt dải laptop AI thế hệ mới
- Thép Nam Kim thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng