-
Các quỹ ETF sắp mua bán cổ phiếu nào trước khi nghỉ Tết? -
500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận? -
Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn -
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Chiều 6/12, tại buổi trao đổi với báo chí, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Từ 1/1/2018, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành với nhiều điều luật quy định về các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi sau: Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội; dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung, lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chiếm đoạt từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các Điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Bộ luật quy định phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; gây thiệt hại từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; tái phạm nguy hiểm.
Phạt tù từ 5 - 10 năm trong trường hợp phạm tội chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hoặc gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.
Về tội gian lận bảo hiểm y tế, Điều 215 quy định phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm đối với một trong các hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng; giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; gây thiệt hại từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; tái phạm nguy hiểm, thì bị phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm.
Phạt tù từ 5 - 10 năm trong trường hợp phạm tội chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế hoặc gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.
Về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp: trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; hoặc trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
Phạm tội 2 lần trở lên hoặc trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; hoặc trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người; không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 200 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng năm đến 3 năm.
Khung hình phạt tù từ 2 - 7 năm hoặc phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng áp dụng với hành vi trốn đóng bảo hiểm 1 tỷ đồng trở lên; hoặc trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên; không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động theo quy định.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm. Bộ luật cũng quy định cụ thể mức phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết đến hết tháng 10/2017, tổng số tiền nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là 16.602 tỷ đồng, giảm 64 tỷ đồng so với tháng trước, tỷ lệ nợ bằng 6,3% so với kế hoạch thu năm 2017 và tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, nợ bảo hiểm xã hội là 11.433 tỷ đồng (chiếm 68,8% tổng số nợ), nợ bảo hiểm thất nghiệp 613 tỷ đồng (chiếm 3,7%) và nợ bảo hiểm y tế 4.556 tỷ đồng (chiếm 27,4%). Trong tổng số nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp có 2.991 tỷ đồng là số tiền ngân sách nhà nước chưa chuyển cho các đối tượng do ngân sách đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, chiếm 65,7% tổng số nợ bảo hiểm y tế.
-
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt -
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch -
Thanh khoản yếu, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng” -
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt