
-
Chủ tịch Đà Nẵng làm Tổ trưởng tổ nghiên cứu ý tưởng lấn biển
-
Vẫn còn vướng mắc trên cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn
-
Hình ảnh mới nhất cầu Nhơn Trạch nối TP.HCM với tỉnh Đồng Nai
-
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm với tổng vốn đầu tư 17.229 tỷ đồng -
Bình Định bổ sung danh mục 22 khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
![]() |
Nghị định số 100/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 15 Nghị định số 56/2025/NĐ-CP nhằm quy định cụ thể hơn về cơ chế huy động các dự án nhiệt điện sử dụng nguồn khí thiên nhiên khai thác trong nước phù hợp với chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực và nhu cầu thực tiễn trong giai đoạn sắp tới.
Cụ thể, sửa đổi, bổ sung tên Điều 15 thành "Cơ chế bảo đảm tiêu thụ nguồn khí thiên nhiên khai thác trong nước; nguyên tắc chuyển ngang giá nhiên liệu sang giá điện và sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn cho các dự án nhiệt điện khí". Bộ Công Thương cho biết, việc sửa đổi tên Điều 15 không làm thay đổi nội hàm của Điều 15 mà chỉ để đảm bảo bao quát và liệt kê đầy đủ các nội dung được giao tại khoản 2 Điều 12 Luật Điện lực.
Đồng thời, Nghị định số 100/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định số 56/2025/NĐ-CP về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí.
Cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên khai thác trong nước
a) Các dự án nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên khai thác trong nước được vận hành, huy động ở mức tối đa theo khả năng cấp khí, đáp ứng các yêu cầu ràng buộc về nhiên liệu, công suất và sản lượng phát điện khả dụng của dự án nhiệt điện khí, nhu cầu và ràng buộc kỹ thuật của hệ thống điện quốc gia;
b) Quy định tại điểm a khoản này áp dụng cho các dự án nhiệt điện khí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra văn bản thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình của chủ đầu tư và bắt đầu vận hành phát điện bằng khí thiên nhiên khai thác trong nước trước ngày 01 tháng 01 năm 2036. Việc áp dụng cơ chế quy định tại điểm a khoản này được tiếp tục áp dụng cho đến thời điểm nhà máy nhiệt điện khí không còn sử dụng khí thiên nhiên khai thác trong nước cho phát điện.
c) Trường hợp khả năng cấp khí thiên nhiên khai thác trong nước không đáp ứng được nhu cầu phát điện của dự án nhà máy nhiệt điện khí, Bên bán điện và Bên mua điện thỏa thuận, thống nhất phương án sử dụng nhiên liệu và giá điện trong hợp đồng mua bán điện theo quy định hiện hành.
Cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng LNG nhập khẩu
Sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn của dự án nhiệt điện khí sử dụng LNG nhập khẩu được Bên bán điện và Bên mua điện thỏa thuận, thống nhất trong hợp đồng mua bán điện bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn không thấp hơn mức 65% sản lượng điện phát bình quân nhiều năm của dự án nhiệt điện khí. Sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn được áp dụng trong thời hạn trả nợ gốc và lãi vay nhưng không quá 10 năm kể từ ngày đưa dự án vào vận hành phát điện;
b) Sau thời gian áp dụng sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn, sản lượng điện hợp đồng hoặc tỷ lệ điện năng thanh toán theo giá hợp đồng cho các năm còn lại được Bên bán điện và Bên mua điện thống nhất trong quá trình đàm phán, thỏa thuận hợp đồng mua bán điện theo các quy định có liên quan;
c) Sản lượng điện phát bình quân nhiều năm được xác định theo Quy định phương pháp xác định giá dịch vụ phát điện; nguyên tắc tính giá điện để thực hiện dự án điện lực; nội dung chính của hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành và quy định trong hợp đồng mua bán điện.
d) Quy định tại điểm a, b và c khoản này áp dụng cho các dự án nhiệt điện khí sử dụng LNG nhập khẩu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra văn bản thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình của chủ đầu tư và bắt đầu vận hành phát điện bằng LNG nhập khẩu trước ngày 01 tháng 01 năm 2031.
Trách nhiệm của Bên mua điện, Bên bán điện, Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện
Bên cạnh đó, Nghị định số 100/2025/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 và điểm a khoản 6 Điều 15 Nghị định số 56/2025/NĐ-CP để phù hợp với các nội dung sửa đổi tại khoản 3, khoản 4 Điều 15 nêu trên.
Cụ thể, Bên mua điện và Bên bán điện có trách nhiệm đàm phán, thỏa thuận thống nhất các nội dung cụ thể trong hợp đồng mua bán điện tuân thủ các quy định tại Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện có trách nhiệm lập kế hoạch vận hành hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện cạnh tranh bảo đảm tuân thủ các quy định tại Điều này và quy định của pháp luật về vận hành thị trường điện cạnh tranh các cấp độ và vận hành, điều độ hệ thống điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.
Nghị định số 100/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 8/5/2025.

-
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm với tổng vốn đầu tư 17.229 tỷ đồng -
Tăng tốc thu hút dòng vốn FDI lớn, chất lượng cao -
Phương án làm cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum 44.355 tỷ đồng; Khởi công nhà máy phụ tùng ô tô 1.400 tỷ đồng -
Bình Định bổ sung danh mục 22 khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư -
Ba tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ vốn nâng cấp Quốc lộ 28 -
Quy hoạch mới mở ra dư địa đầu tư lớn cho khu công nghiệp TP.HCM
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”