
-
Thủ tướng Chính phủ nêu thời hạn với "3 nhiệm vụ lớn"
-
Lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc
-
Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho nhà đầu tư Hoa Kỳ
-
6 tháng đầu năm, Thành phố Đà Nẵng tăng trưởng 9,4%
-
Soilbuild International khởi công tổ hợp nhà xưởng cho thuê Spectrum Hưng Yên 2025 -
Quảng Ngãi cho thuê gần 38 ha mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
![]() |
Nếu được Quốc hội phê chuẩn, 5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đầu tư công hoàn thành trong năm 2022, riêng dự án cầu Mỹ Thuận 2 hoàn thành trong năm 2023, các dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP hoàn thành trong năm 2023. |
Thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký tờ trình số 282/TTr – CP gửi Quốc hội về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số doạn đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.
Theo đó, căn cứ ý kiến kết luận của Bộ Chính trị tại cuộc họp ngày 29/5/2020 và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 45, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện 3 dự án thành phần đầu tư công gồm các đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, cầu Mỹ Thuận 2 theo Nghị quyết số 52/2017/HH14 và 5 dự án thành phần theo hình thức PPP là Quốc lộ 45 – Nghi Sơn, Nghi Sơn – Diễn Châu, Diễn Châu – Bãi Vọt, Nha Trang – Cam Lâm và Cam Lâm – Vĩnh Hảo.
Chính phủ đồng thời kiến nghị Quốc hội cho chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư 100% vốn đầu tư công đối với 3 dự án thành phần gồm 1 dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (Vĩnh Hảo – Phan Thiết) và 2 dự án quan trọng, cấp bách, kết nối với cửa ngõ các trung tâm chính trị, kinh tế lớn của đất nước gồm các đoạn: Mai Sơn – Quốc lộ 45 dài 63 km và Phan Thiết – Dầu Giây dài 99 km.
Trên cơ sở cập nhật lại các chi phí đầu tư, loại bỏ chi phí lãi vay trong giai đoạn xây dựng (đối với các dự án chuyển đổi sang đầu tư công), cập nhật chi phí GPMB, tổng mức đầu tư theo phương án đầu tư mới là 100.861 tỷ đồng giảm hơn 1.700 tỷ đồng so vơi phương án được duyệt trong bước nghiên cứu tiền khả thi. Tính toán sơ bộ cho thấy, vốn huy động ngoài ngân sách thực hiện Dự án là 22.355 tỷ đồng; vốn Nhà nước tham gia là 78.461 tỷ đồng, bao gồm 55.000 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư vốn NSNN giai đoạn 2016 – 2020 đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 52; phần còn thiếu (23.461 tỷ đồng) sẽ được Chính phủ tổng hợp, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định theo đúng Luật Đầu tư công.
Chính phủ trình Quốc hội giao Chính phủ tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ các dự án thành phần tuân thủ quy định pháp luật, trong đó các dự án thành phần đầu tư công hoàn thành trong năm 2022, riêng dự án cầu Mỹ Thuận 2 hoàn thành trong năm 2023, các dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP hoàn thành trong năm 2023; xây dựng phương án thu phí để thu hồi vốn Nhà nước tại các dự án thành phần đầu tư công; báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chuyển đổi hình thức đầu tư các dự á PPP thành phần trong trường hợp không lựa chọn được nhà đầu tư hoặc sau 6 tháng kể từ thời điểm ký kết hợp đồng, nhà đầu tư không huy động được nguồn vốn tín dụng để triển khai dự án.
-
Soilbuild International khởi công tổ hợp nhà xưởng cho thuê Spectrum Hưng Yên 2025 -
Quảng Ngãi cho thuê gần 38 ha mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất -
Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, 6 tháng đạt hơn 487 triệu USD -
Đầu tư từ Hoa Kỳ “dẫn dắt" dòng vốn ngoại vào Việt Nam -
Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD -
Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư -
“Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower