Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Chính phủ Việt Nam chủ động trong làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu
Huy Vũ - 28/10/2020 13:00
 
Ông Trần Quốc Trung, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết Chính phủ Việt Nam đã có sự chuẩn bị cho sự dịch chuyển chuỗi cung ứng.

Phát biểu tại diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam 2020 "Đón sóng Đầu tư mới", ông Trần Quốc Trung cho rằng, trong Luật Đầu tư được thông qua vào tháng 6/2020 và chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1/2021 có điều chỉnh chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát trển nhà sản xuất tham gia chuỗi sản xuất và liên kết. Hiện nay, Quốc hội đang bổ sung các ngành nghề ưu đãi đầu tư và Chính phủ sẽ xem xét danh sách này để có những chính sách thích hợp.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam tiếp tục đầu tư hạ tầng phát triển khu công nghiệp, kinh tế và các hệ sinh thái xung quanh khu công nghiệp như nhà ở, bệnh viện để không chỉ tạo ra các khu vực sản xuất đơn thuần, mà còn là nơi sinh sống của người lao động.

Song song đó, Chính phủ chú trọng giúp nhà đầu tư tìm nguồn nhân lực cao, các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp tăng mức đầu tư vào nghiên cứu phát triển và đào tạo. 

rrr
Ông Trần Quốc Trung, Phó vụ trưởng Vụ quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

"Chúng tôi kỳ vọng các nhà đầu tư trong nước và quốc tế sẽ nhìn vào các chính sách Chính phủ Việt Nam ban hành sắp tới để tham gia vào mạng lưới đáp ứng nhu cầu nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm đến từ Việt Nam", ông Trung nói. 

Động thái này nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư ngoại trong quá trình dịch chuyển chuỗi sản xuất toàn cầu. Theo đó, nhóm này ngoài quan tâm đến vị trí thuận lợi để đặt nhà xưởng họ còn còn quan tâm đế các yếu tố khác như khả năng tiếp cận thị trường lao động, dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, giao thông và mạng lưới doanh nghiệp vệ tinh tại khu vực đó.

Mặc dù mở cửa thu hút đầu tư, ông Trung cho biết, Chính phủ Việt Nam vẫn nhấn mạnh quan điểm phát triển bền vững về kinh tế và môi trường và quản lý bằng các chính sách chế tài. Cụ thể, với các dự án đặt bên trong khu công nghiệp  thì phải phù hợp quy hoạch về môi trường khu công nghiệp đó. Các dự án có nguy cơ ô nhiễm phải được yêu cầu thẩm định về công nghệ và bắt buộc doanh nghiệp phải thông qua.

"Thực tế, có nhiều cơ quan địa phương đã từ chối các dự án không đáp ứng tiêu chí về môi trường trong thời gian qua", ông Trung nói.

Đồng quan điểm, ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc Tư vấn Kinh doanh Văn phòng và Bất động sản Công nghiệp CBRE, một trong các điểm tiêu cực trong cuộc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu là rủi ro về môi trường. Việt Nam có khả năng sẽ trở thành nơi tiếp nhận các dự án bị từ chối ở các quốc gia nâng chuẩn môi trường.

Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã có các động thái thông minh, không nằm trong thế bị động trong vấn đề này bằng việc ràng buộc rất kỹ khi phê duyệt các dự án đầu tư. Theo đó, phải đáp ứng môi trường thì dự án mới được duyệt, còn quy trình sản xuất nếu không tạo ra được giá trị gia tăng tại Việt Nam thì dự án cũng bị từ chối.

Thời điểm chuyển mình của bất động sản công nghiệp Việt Nam
Đầu tư cơ sở hạ tầng tăng mạnh chính là một trong những cú huých giúp bất động sản công nghiệp Việt Nam có sự chuyển mình mạnh mẽ.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư