-
Hệ sinh thái doanh nghiệp tại Việt Nam - nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
Digiworld lý giải về lợi nhuận sau thuế tăng 200% trong quý IV/2024 -
Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới? -
22.794 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng đầu tiên năm 2025 -
Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả ghi nhận doanh thu khủng hơn 3.300 tỷ đồng trong năm 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 5/2/2025
ACV là một trong số ít tổng công ty giao thông vận tải có kết quả kinh doanh tích cực sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. |
Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa ký Quyết định số 63/QĐ – UBNQLV về việc phê duyệt quyết toán tài chính, tiền thu từ CPH, chi phí CPH, kinh phí chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm Công ty mẹ - ACV chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
Toàn bộ giá trị quyết toán tài chính, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước của Công ty mẹ - ACV tại thời điểm chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần đã được cập nhất Kết luận thanh tra số 419/KL-TTCP ngày 13/11/2024 về việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).
Theo đó, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chấp thuận Báo cáo tài chính của Công ty mẹ - ACV cho kỳ kế toán tại ngày 31/3/2016 với tổng tài sản là 45.630 tỷ đồng, giảm 520 tỷ đồng so với số liệu bàn giao sang công ty cổ phần tại thời điểm 31/3/2016.
Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng phê duyệt giá trị thực tế phần vốn nhà nước và cổ phần nhà nước nắm giữ tại Công ty mẹ - ACV sau khi chuyển thành công ty cổ phần, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần ngày 31/3/2016 là 21.786,335 tỷ đồng.
Vốn điều lệ của ACV là 21.771,732 tỷ đồng, tương ứng 2.177.173.236 cổ phần (tính theo mệnh giá 10.000 đồng/1 cổ phần), trong đó, cổ đông Nhà nước nắm giữ 2.076.943.011 cổ phần, chiếm 95,4% vốn điều lệ; cổ đông khác nắm giữ 100.230.225 cổ phần, chiếm 4,6% vốn điều lệ.
Đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước cũng phê duyệt quyết toán tiền thu từ CPH, chi phí CPH, kinh phí chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, trong đó tiền thu từ CPH là 1.344,374 tỷ đồng; sử dụng tiền thu từ bán cổ phần là 1.036,475 tỷ đồng; số tiền phải nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp là 307,898 tỷ đồng; số tiền đã nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp là 1.296,003 tỷ đồng; số nộp thừa từ tiền thu bán cổ phần là 988,105 tỷ đồng (đã thực hiện bù trừ vào quyết toán chênh lệch phần vốn phải nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp); chi phí CPH 19,57 tỷ đồng.
Về báo cáo quyết toán thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết là ACV đã được Cục thuế TP.HCM thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế, xử lý tài chính và các vấn đề khác có liên quan để xác định nghĩa vụ thuế của ACV đến thời điểm chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, kiểm tra việc khắc phục hậu quả về thuế đối với các kết quả kiểm toán, kết quả thanh tra của các đoàn kiểm tra.
ACV đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách theo Quyết định và Biên bản kiểm tra thuế của Đoàn kiểm tra.
Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao người đại diện phần vốn nhà nước tại ACV phối hợp với HĐQT ACV chỉ đạo ACV căn cứ vào Báo cáo tài chính được chấp thuận; giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp dược xác định và vốn điều lệ, cổ phần nhà nước nắm giữ; tiền thu từ cổ phần hóa được phê duyệt tại quyết định này lập hồ sơ bàn giao và tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, thực hiện công bố thông tin theo quy định. “Người đại diện phần vốn nhà nước tại ACV phối hợp với HĐQT ACV chỉ đạo ACV trình Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn về tiền nộp thừa từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp theo quy định”, Quyết định số 63/QĐ – UBNQLV nêu rõ.
ACV hiện đang quản lý, đầu tư, khai thác khai thác hệ thống 22 cảng hàng không trong cả nước, bao gồm 9 cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Vinh, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ và 13 cảng hàng không nội địa: Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa, Chu Lai, Đồng Hới, Nà Sản, Điện Biên và Thọ Xuân; góp vốn vào các công ty con và công ty liên doanh, liên kết.
Đơn vị này cũng đang đầu tư một loạt dự án hạ tầng hàng không lớn như Dự án thành phần 3 - Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, Dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, Dự án nhà ga T3 Nội Bài...
-
Chính thức chốt giá trị vốn Nhà nước tại Công ty mẹ - ACV là 21.786 tỷ đồng -
Digiworld lý giải về lợi nhuận sau thuế tăng 200% trong quý IV/2024 -
Bộ Công thương lấy ý kiến dự thảo Thông tư về kinh doanh xuất khẩu gạo -
Tăng trưởng kỷ lục và chiến lược mở rộng các thương hiệu thành viên của Tập đoàn Accor -
Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới? -
22.794 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng đầu tiên năm 2025 -
Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả ghi nhận doanh thu khủng hơn 3.300 tỷ đồng trong năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/2 -
2 Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới? -
3 Quốc hội sẽ không quản lý danh mục dự án đầu tư công -
4 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Chính phủ sắp trình Quốc hội quyết định -
5 Bộ Xây dựng: Chung cư cũ và mới đua nhau tăng giá, có nơi tăng 50% sau một năm
- Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
- Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long