
-
Đầu tư 800 tỷ đồng xây 17 km đường tránh phía Đông TP. Đông Hà, Quảng Trị
-
Bàn giao Dự án cảng Vân Phong về lại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
-
Thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành Dự án Sân bay Sa Pa
-
Nhà đầu tư nội lần đầu được chọn phát triển cảng nước sâu -
Thực hiện mục tiêu Đại hội XIII đề ra: Chìa khóa tăng trưởng vẫn là phân bổ nguồn lực hiệu quả -
2 bến cảng 6.425 tỷ đồng tại Hải Phòng, hơn 20 dự án điện gió tại Quảng Trị
![]() |
Việc đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 đang rất cấp thiết do cầu Rạch Miễu hiện hữu thường xuyên bị quá tải, gây ùn tắc giao thông. |
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 2150/QĐ- BGTVT về việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng cẩu Rạch Miễu 2 nối 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Cụ thể, Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long được Bộ GTVT giao lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và chuẩn bị các thủ tục đầu tư theo đúng tiến độ, kế hoạch yêu cầu.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định số 1741/QĐ – TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre theo đề xuất của Bộ GTVT.
Dự án cầu Rạch Miễu 2 có tổng chiều dài tuyến khoảng 17,5 km; điểm đầu giao cắt giữa Quốc lộ 1 với Đường tỉnh 870 thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; điểm cuối kết nối với Quốc lộ 60 tại đường dẫn cầu Hàm Luông thuộc tỉnh Bến Tre.
Dự án bắt đầu từ vị trí giao cắt giữa Quốc lộ 1 với Đường tỉnh 870 thuộc địa phận huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, sau đó đi theo Đường tỉnh 870 và vượt sông Tiền (cầu Rạch Miễu 2), đi qua và kết nối cồn Thới Sơn, vượt sông Mỹ Tho và đi theo tuyến mới, giao cắt với Quốc lộ 60 tại đường dẫn cầu Hàm Luông thuộc tỉnh Bến Tre.
Theo Quyết định số 1741, Dự án sẽ xây dựng cầu Rạch Miễu 2 vượt luồng chính sông Tiền với khổ thông thuyền là 110x37,5m và 220x30m, bề rộng cầu đáp ứng quy mô 4 làn xe cơ giới, trong đó dự kiến nhịp chính bằng kết cấu cầu dây văng; cầu vượt sông Mỹ Tho (khổ thông thuyền rộng 50x7m), bề rộng đáp ứng quy mô 4 làn xe cơ giới, dự kiến nhịp chính bằng kết cấu dầm liên tục; phần đường dẫn (bao gồm một số cầu trung và cầu nhỏ trên tuyến) được thiết kế với quy mô đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80km/h, mặt cắt ngang đáp ứng quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp.
Tổng mức đầu tư Dự án ước khoảng 5.175,45 tỷ đồng, được đầu tư bằng Ngân sách trung ương, trong đó vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 là 9 tỷ đồng; vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 là 5.166,45 tỷ đồng, được bố trí trong tổng mức vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT. Thời gian thực hiện Dự án dự kiến từ năm 2021 đến năm 2025.

-
Nhà đầu tư nội lần đầu được chọn phát triển cảng nước sâu -
Thực hiện mục tiêu Đại hội XIII đề ra: Chìa khóa tăng trưởng vẫn là phân bổ nguồn lực hiệu quả -
2 bến cảng 6.425 tỷ đồng tại Hải Phòng, hơn 20 dự án điện gió tại Quảng Trị -
Thừa Thiên Huế muốn ACV sớm đầu tư "nâng đời" sân bay Phú Bài -
Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 dự kiến sẽ phát điện thương mại vào cuối năm nay -
Nới dần cửa đầu tư vào hạ tầng sân bay cho tư nhân
-
Mang mùa Xuân về với người dân xứ Quảng
-
AVG hợp tác chiến lược với Smart Media, tăng tốc phát triển truyền hình trả tiền
-
Phân bón Phú Mỹ ra mắt sản phẩm mới Đạm Phú Mỹ + KeBo
-
Huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) - Điểm sáng cho những nhà đầu tư bất động sản
-
Vinhomes vinh danh các đại lý xuất sắc nhất năm 2020
-
Đất nền tăng giá nhờ địa điểm thuận tiện, an toàn pháp lý