
-
Tín dụng sẽ tăng dần trong các quý tới
-
ĐHĐCĐ NCB: Tiếp tục tăng vốn điều lệ lên hơn 19.000 tỷ đồng năm 2025
-
Thêm tuần xô đổ kỷ lục, vàng tiến gần mốc 101 triệu đồng/lượng
-
Ngân hàng khởi động mùa đại hội cổ đông; Hòn than bất động sản lại nóng
-
Giải pháp số toàn diện cho doanh nghiệp của TPBank được The Asian Banker đánh giá cao -
ĐHĐCĐ Nam A Bank: Chia cổ tức 25%, mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng
Siết tỷ lệ cấp tín dụng cho khách hàng lớn
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7 đồng nghĩa với lộ trình giảm giới hạn cấp tín dụng chính thức bắt đầu. Theo đó, trong 5 năm tới, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng sẽ giảm từ mức tối đa 15% hiện nay xuống 10% vốn tự có của ngân hàng (mỗi năm giảm 1%). Tổng mức dư nợ cấp tín dụng với một khách hàng và người có liên quan cũng giảm từ tối đa 25% về 15% (mỗi năm giảm 2%). Từ ngày 1/7/2024 đến trước ngày 1/1/2026, giới hạn cấp tín dụng sẽ giảm về 14% với một khách hàng và 23% với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó.
Một số ngân hàng tỏ ra lo lắng, quy định trên sẽ khiến việc cấp tín dụng cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn sẽ bị ảnh hưởng. “Quy định trên tác động lớn đến các ngân hàng và các doanh nghiệp lớn về tiếp cận tín dụng”, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank cho biết.
Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM, quy định trên ảnh hưởng mạnh nhất tới các ngân hàng có dư nợ cao với nhóm khách hàng lớn. Các ngân hàng sẽ phải giảm dư nợ cho vay với các đối tượng này và tìm kiếm các khách hàng khác để bù đắp.
Về phía doanh nghiệp, các tập đoàn lớn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Để đáp ứng quy định trên, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn sẽ phải chấp nhận giảm dư nợ, đồng nghĩa giảm hoạt động kinh doanh, hoặc tìm kiếm thêm nguồn vốn ở ngân hàng khác để bù đắp phần vốn vay giảm sút.
Theo các chuyên gia kinh tế, trước mắt, việc giảm 1% giới hạn cấp tín dụng trong vòng 1 năm tới chưa tác động nhiều đến ngân hàng, doanh nghiệp, song việc giảm giới hạn liên tiếp 5-10% trong vòng 5 năm đồng nghĩa với áp lực cắt giảm lượng lớn dư nợ tín dụng.
Chính vì vậy, không loại trừ sẽ có tình trạng doanh nghiệp - ngân hàng “lách” quy định bằng cách thành lập hoặc lôi kéo các doanh nghiệp khác để giữ nguyên tỷ lệ vay 15% và 25% hiện tại, thay vì giảm xuống 10% và 15%. Do đó, khâu giám sát tuân thủ có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nên có ngoại lệ cho ngân hàng quản trị rủi ro tốt?
Mức độ ảnh hưởng của việc “siết” giới hạn cấp tín dụng đối với các ngân hàng là khác nhau. Với những ngân hàng có lượng khách hàng là doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Vietcombank, mức độ ảnh hưởng là không nhỏ, cả ở hai phía.
- Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam


Vì vậy, ông Nguyễn Thanh Tùng kiến nghị: “Với các ngân hàng lớn kiểm soát tốt rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản…, nên có cơ chế đặc thù để ngân hàng có thể cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế, cụ thể là cho các tập đoàn, tổng công ty lớn”.
Trên thực tế, các ngân hàng lớn vẫn đang cho vay hợp vốn. Đơn cử, mới đây, Vietcombank - BIDV - VietinBank đã hợp vốn đồng tài trợ 1,8 tỷ USD xây dựng Sân bay Long Thành. Dù vậy, quy định trên cũng sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều cho các ngân hàng này trong tài trợ vốn cho các dự án lớn, nhất là các công trình trọng điểm quốc gia.
Điểm tích cực là, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định, trường hợp đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng, thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa trong trường hợp tổng mức dư nợ cấp tín dụng vượt quá giới hạn quy định. Như vậy, khó khăn trên của các tổ chức tín dụng không phải không có cách giải quyết.
Riêng với các ngân hàng nhỏ hơn, mức độ ảnh hưởng không quá lớn. Lãnh đạo MB cho hay, giai đoạn trước, MB áp dụng tỷ lệ cho vay tối đa với một khách hàng là 10%, nhóm khách hàng là 20% (dù luật cho phép 15% và 25%) để quản trị rủi ro. Với các dự án lớn, MB chọn hình thức đồng tài trợ, thu xếp nguồn vốn quốc tế để chia sẻ rủi ro. Vì vậy, quy định mới sẽ không tác động quá lớn đến MB.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, việc giảm giới hạn cấp tín dụng ảnh hưởng nhất định đến ngân hàng và doanh nghiệp, song do lộ trình kéo dài tới 5 năm, nên doanh nghiệp, ngân hàng có thời gian để chuẩn bị. Hơn nữa, thời gian qua, các ngân hàng đã tích cực tăng vốn, quy mô vốn tự có đã lớn hơn rất nhiều, nên quy định trên sẽ không tác động quá lớn.
Đương nhiên, để đáp ứng quy định trên, với các dự án lớn, ngân hàng sẽ phải bắt tay hợp tác với các ngân hàng khác để đồng tài trợ. Điều này có thể khiến các ngân hàng phải chia sẻ lợi ích, song cũng sẽ tránh được rủi ro tập trung tín dụng.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế thừa nhận, quy định trên sẽ khiến việc tiếp cận vốn với một số doanh nghiệp lớn, có nhu cầu vốn cao gặp khó khăn nhất định. Chính phủ cần có giải pháp phát triển mạnh hơn các kênh huy động vốn khác của doanh nghiệp, giảm phụ thuộc vào tín dụng.
-
Giải pháp số toàn diện cho doanh nghiệp của TPBank được The Asian Banker đánh giá cao -
ĐHĐCĐ Nam A Bank: Chia cổ tức 25%, mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng -
BAOVIET Bank: Tiếp tục chuyển đổi số, phát huy thế mạnh của hệ sinh thái Bảo Việt -
Vàng lập đỉnh lịch sử, giá vàng SJC lên trên mốc 100 triệu đồng/lượng -
Nhiều yếu tố hỗ trợ cổ phiếu “vua” -
Quy định về việc đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền -
Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ: VIB đang tìm kiếm đối tác ngoại sau khi CBA thoái vốn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu
-
3 Ủng hộ ý tưởng lập khu thương mại tự do Bình Định
-
4 TS. Giản Tư Trung: Cải tổ chiến lược giáo dục quốc gia để chắp cánh cho kinh tế tư nhân
-
5 Bài học từ phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Dược phẩm - Thiết bị Y tế
-
Giảm chi phí đầu tư nhưng đảm bảo tính bền vững thực chất cho công trình xanh