-
Tăng nặng cơn đau thoái hoá khớp… do thừa cân, béo phì -
Tin mới y tế ngày 5/11: Bệnh xương khớp tấn công "dân văn phòng" -
Hà Nội rà soát toàn bộ cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 3/11: Thần tốc cứu sống ca bệnh đột quỵ -
Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đồng hành cùng các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn -
Nhiễm trùng sau nhiều lần thay khớp háng
Xu thế tất yếu
Theo tìm hiểu phóng viên được biết, hiện các nước trên thế giới và trong khu vực đã triển khai bán thuốc online từ nhiều năm qua.
Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ, việc bán thuốc kê đơn qua mạng được quản lý chặt chẽ bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và các cơ quan tiểu bang.
Khi cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão hiện nay thì việc nhu cầu mua bán thuốc online là tất yếu, song để người dân mua được thuốc chất lượng thì cần quản lý minh bạch. |
Các nhà thuốc trực tuyến phải tuân thủ quy định về giấy phép và phải đăng ký với FDA nếu họ muốn bán thuốc kê đơn. Những yêu cầu này nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm được cung cấp là hợp pháp và đã qua kiểm tra chất lượng.
Còn tại Anh, quốc gia này đã có những quy định nghiêm ngặt về bán thuốc qua mạng từ lâu, được quản lý bởi Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe (MHRA).
Theo đó, tất cả các nhà thuốc bán thuốc kê đơn qua mạng đều phải có giấy phép hợp lệ từ MHRA. Quốc gia này quy định các nhà thuốc phải tuân thủ các quy định an toàn nghiêm ngặt về lưu trữ, phân phối thuốc và bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng.
Ở Australia, việc bán thuốc kê đơn qua mạng được quản lý bởi Cơ quan Quản lý Dược phẩm Australia (Therapeutic Goods Administration - TGA). TGA thiết lập các tiêu chuẩn cao cho việc bán thuốc qua mạng, nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ người tiêu dùng.
Ở Việt Nam, bán thuốc online bắt đầu có từ những năm 2017 - 2018 và ngày càng phát triển mạnh. Theo ước tính thị trường thuốc online Việt Nam tới năm 2024 đang đạt khoảng 5 - 8% thị phần bán thuốc và đang tăng trưởng không ngừng.
Vì vậy có thể thấy việc mua thuốc kê đơn trực tuyến rất hữu ích và nhận được sự ủng hộ từ người tiêu dùng Việt Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc mua thuốc kê đơn qua mạng mang lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng, đặc biệt là những người sống ở vùng sâu, vùng xa, nơi các hiệu thuốc không phải lúc nào cũng có sẵn thuốc.
Thay vì phải đến tận nơi khám bệnh và mua thuốc, người bệnh có thể đặt hàng trực tuyến một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức.
Khi người dân có thể mua thuốc kê đơn qua mạng, số lượng bệnh nhân đến trực tiếp các bệnh viện và phòng khám có thể giảm bớt, góp phần giảm tải cho hệ thống y tế. Điều này đặc biệt quan trọng trong các trường hợp bệnh lý mạn tính, khi bệnh nhân chỉ cần tái khám để lấy thuốc, không cần phải khám lại.
Bên cạnh đó, việc này còn tiết kiệm chi phí mua thuốc online có thể giúp người dân tiết kiệm chi phí vận chuyển và chi phí khám bệnh.
Các cửa hàng thuốc trực tuyến thường có giá cả cạnh tranh hơn do giảm thiểu chi phí thuê mặt bằng, nhân viên và các chi phí phụ trợ khác.
Tăng cường tiếp cận thuốc chất lượng Nếu việc bán thuốc kê đơn qua mạng được quản lý chặt chẽ, có thể giúp người tiêu dùng tiếp cận các loại thuốc chất lượng từ các nguồn đáng tin cậy.
Người dùng cũng có thể dễ dàng tra cứu thông tin về thuốc và các đánh giá của người dùng khác trước khi quyết định mua.
Tuy vậy, cần phân biệt rõ ràng giữa việc bán thuốc online có kiểm soát và các hoạt động Livestream bán thuốc tự phát của các cá nhân trên các nền tảng mảng xã hội
Tại Dự thảo sửa Luật Dược do Bộ Y tế xây dựng trình Quốc hội đã có quy định thuốc được bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử phải là thuốc không kê đơn, còn trường hợp cách ly dịch nhóm A có thể mua thuốc kê đơn.
Lý giải rõ hơn về điều này, ông Chu Đăng Trung, Trưởng phòng Pháp chế - hội nhập, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho hay, việc kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử song song với kinh doanh truyền thống sẽ được thực hiện qua các sàn giao dịch thương mại điện tử; trang thương mại điện tử bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến; ứng dụng thương mại điện tử bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến.
"Luật cần tạo hành lang pháp lý để quản lý các loại hình và phương thức kinh doanh mới phát sinh trong thực tiễn. Đây là phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới", ông Trung nêu quan điểm.
Quản lý nhằm tránh kẽ hở
Khi được hỏi về quy định nêu trên, bác sỹ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đồng ý việc cho phép bán thuốc bằng giao dịch điện tử như trong dự thảo Luật Dược, vì hiện nay thực tế đã và đang diễn ra.
Chẳng hạn, chúng ta chỉ cần gửi tin nhắn Zalo đến nhà thuốc thì ngay lập tức sẽ có thuốc giao đến tận nhà. Chúng ta không nên cấm mà cần quy định chặt chẽ để quản lý, ngăn thuốc kém chất lượng đến tay người tiêu dùng.
Đồng tình, theo bác sỹ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga (Bộ Quốc phòng), phải quản lý được các cơ sở kinh doanh thuốc trên các sàn thương mại điện tử. Việc này cần có sự kết hợp của Cục Quản lý dược, Bộ Công thương... Kế đến phải đảm bảo được chất lượng thuốc, vận chuyển thuốc từ người bán đến tay người mua.
Đặc biệt, theo bác sỹ Hoàng cần nâng cao nhận thức của người dân khi sử dụng thuốc. Dù là mua trực tiếp hay mua thuốc online, người dân cần hiểu loại thuốc đó có phải thuốc kê đơn hay không. Cần đòi hỏi việc giao hàng phải đảm bảo, lựa chọn các cơ sở uy tín để mua hàng.
Một ý kiến khác là ông Nguyễn Hữu Trọng, tổng thư ký Hội Tin học y tế Việt Nam cũng nêu, việc luật hóa và quản lý bán thuốc online cần triển khai ngay để cơ quan quản lý nhà nước quản được một cách thực sự các hoạt động này tránh tình trạng mua bán "chui", cơ quan chức năng không biết hoặc vô cùng khó bắt, khó phát hiện.
Khi có luật, Bộ Y tế phối hợp Bộ Công thương để kiểm tra giám sát và công nhận công bố các ứng dụng, các sàn thương mại điện tử đáp ứng được quy định quản lý.
Trước nhiều ý kiến cho rằng việc bán thuốc kê đơn ở các nhà thuốc hiện nay còn chưa thực hiện kiểm soát được, nếu thuốc được bán online sẽ càng khó kiểm soát hơn, đại diện một doanh nghiệp kinh doanh thuốc cho rằng, mua thuốc thực hiện qua môi trường điện tử sẽ minh bạch và dễ dàng kiểm soát cho các cơ quan chức năng hơn rất nhiều như nội dung tư vấn có thể được ghi âm, vận chuyển thuốc có thể theo dõi hành trình chi tiết.
Ngoài ra, việc giao nhận thuốc với người bệnh có đối chiếu qua hình ảnh, chứng thực xác nhận về số lượng, chất lượng và lưu giữ bằng chứng trên môi trường điện tử phục vụ truy xuất vài tháng sau đó vẫn khả thi.
Đặc biệt nếu trong tình huống có sự cố ngoài ý muốn thì việc truy xuất đường đi của hàng hóa sẽ đơn giản và chính xác hơn rất nhiều.
Việc cho phép bán thuốc kê đơn qua mạng mang lại một số lợi ích rõ ràng như sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí và giảm tải cho hệ thống y tế. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những rủi ro tiềm ẩn về chất lượng thuốc, lạm dụng thuốc và thiếu sự giám sát y tế.
Do đó, nếu quyết định cho phép bán thuốc kê đơn qua mạng, cần có những quy định và biện pháp kiểm soát chặt chẽ.
Các nền tảng bán thuốc trực tuyến cần phải đảm bảo chất lượng thuốc, xác minh đơn thuốc một cách chính xác và cung cấp đầy đủ thông tin tư vấn cho người dùng. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
-
Cho phép kinh doanh thuốc online: Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi ro -
Tin mới y tế ngày 4/11: Dừng lưu hành sử dụng sản phẩm Babistar ZinC -
Cảnh báo nguyên nhân gây điếc đột ngột -
Gặp họa vì các thói quen làm đẹp -
Hà Nội rà soát toàn bộ cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 3/11: Thần tốc cứu sống ca bệnh đột quỵ -
Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đồng hành cùng các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024
- SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng
- Khu vực Đông Bắc - Tọa độ vàng đầu tư của bất động sản Thủ đô
- Coteccons được vinh danh "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024"
- Agribank ra mắt Tài khoản Plus: Đột phá trong trải nghiệm ngân hàng số
- FIATO AIRPORT CITY - đầu tư an toàn và bền vững với 2 tiêu chuẩn “vàng”