
-
Bộ Y tế lý giải nguyên nhân bệnh sởi gia tăng thời gian qua
-
Chặn dịch sởi lây lan và bùng phát, Bộ Y tế họp khẩn
-
Số ca bệnh tay chân miệng tại TP.HCM tăng hơn 60%
-
Sự thật việc lọc máu ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ
-
Ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma tuý đến năm 2030 -
Tin mới y tế ngày 14/3: Nỗ lực phòng chống dịch sởi tại Việt Nam
![]() |
Diễn biến Covid-19 vẫn rất phức tạp, ngành y tế khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là Ảnh: Đức Thanh |
Không được chủ quan
Ngày 7/2 (tức mùng 7 Tết), người dân chính thức trở lại với công việc, học tập sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán. Trước đó, Việt Nam đã ghi nhận số ca mắc Covid-19 giảm mạnh từ ngưỡng hơn 15.000 ca, xuống còn hơn 8.000 ca trong khoảng thời gian này.
Tuy nhiên, từ mùng 4 Tết đến nay, số người dương tính với SARS-CoV-2 đang có sự gia tăng trở lại. Một số chuyên gia dự đoán, lượng người mắc Covid-19 tại Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt ở các thành phố lớn có thể tiếp tục tăng. Nguyên nhân là do việc giao lưu, đi lại của người dân đã tăng cao trong dịp này. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang thực hiện nới lỏng, thích ứng linh hoạt hơn với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, với cách thích ứng mới cùng tỷ lệ tiêm chủng cao, nguy cơ này không đáng lo ngại.
Các cơ sở dịch vụ chưa được mở cửa trở lại hoặc chỉ được bán hàng mang về tiếp tục xác định việc tuân thủ quy định phòng, chống dịch không chỉ là trách nhiệm với cộng đồng, mà còn là bảo vệ chính bản thân, gia đình mình.
Còn theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), cuộc chiến chống Covid-19 vẫn còn nhiều thách thức, trong thời gian trước mắt, các cán bộ làm công tác y tế dự phòng phải xác định sẽ không có thời gian ngơi tay.
Điều quan trọng nhất để hạn chế nguy cơ bùng dịch, theo ông Tuấn là khai báo y tế đầy đủ. Thời gian qua, dù đã được khuyến cáo, việc khai báo y tế của người dân không được thực hiện tốt do ảnh hưởng của Tết. Trong thời gian tới, chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề này để người dân thực hiện cách ly, điều trị, cũng như được tiếp cận sớm, hạn chế lây lan.
Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu nói thêm, khi trở lại thành phố lớn sau kỳ nghỉ lễ dài, người dân cần thực hiện tốt 5K, tránh lây lan SARS-CoV-2 khi tham gia giao thông.
Ngoài ra, một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay là cách ứng phó của Việt Nam trước các loại biến chủng SARS-CoV-2 mới. GS. Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho rằng, biến chủng của SARS-CoV-2 là điều chúng ta luôn phải quan tâm và theo dõi. Tuy nhiên, đây không phải mối đe dọa trực tiếp với người dân, ở thời điểm này, mối đe dọa trước mắt là biến chủng đã có như Delta hay Omicron. Cả hai biến chủng mới này đã xuất hiện trong cộng đồng, nguy cơ lây lan nhanh khiến hệ thống y tế bị quá tải.
Ưu tiên hàng đầu
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng như nhiều chuyên gia đầu ngành dự báo, đại dịch Covid-19 không thể chấm dứt trước năm 2023, vì vậy với Việt Nam, công tác phòng chống dịch vẫn phải được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, trước mắt và quan trọng.
Theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Y tế, toàn ngành vẫn phải tiếp tục nỗ lực triển khai thực hiện tất cả biện pháp phòng chống dịch Covid-19 bằng các giải pháp như tiếp tục tăng bao phủ vắc-xin, nhất là với mũi 3 cho những đối tượng trên 18 tuổi; đảm bảo việc tiêm cho trẻ từ 12-18 tuổi và chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai các biện pháp về y tế công cộng như 5K, tăng cường năng lực hệ thống y tế, nhất là năng lực ứng phó với những ca bệnh diễn biến nhanh, tăng nặng, đảm bảo đáp ứng các tình huống về y tế trong mọi hoàn cảnh.
Dự báo dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhất là do chủng mới Omicron có khả năng lây lan nhanh và có thể xuất hiện thêm các biến thể mới, vậy nên Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương không chủ quan, lơ là, luôn đề cao cảnh giác, bám sát tình hình, dự báo tốt, có các phương án, kịch bản bảo đảm khoa học, phù hợp, hợp lý, hiệu quả và chuẩn bị sẵn sàng, tích cực ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
Với Hà Nội, ông Khổng Minh Tuấn cho hay, nguy cơ bùng phát các ổ dịch Covid-19 tại Thủ đô vẫn luôn thường trực, chính vì thế, UBND Thành phố đề nghị người dân tiếp tục nâng cao ý thức của bản thân đối với cộng đồng; chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống Covid-19, trong đó thực hiện nghiêm thông điệp 5K; khuyến cáo người cao tuổi, người có bệnh nền, người có nguy cơ cao hạn chế tham gia các hoạt động tập trung đông người khi không cần thiết.
Với những người đi từ các vùng dịch hoặc những khu vực có nguy cơ cao về dịch phải khai báo y tế đầy đủ, tuân thủ nghiêm các quy định, khuyến cáo của ngành y tế.
Đặc biệt, những người này phải chủ động theo dõi sức khỏe, nếu cảm thấy có vấn đề về sức khỏe phải báo ngay cho các cơ quan y tế. Những người xung quanh như hàng xóm, bạn bè, anh em… cũng phải có trách nhiệm thông báo cho y tế, chính quyền nếu như đối tượng này không khai báo. Đây là một hình thức nâng cao tinh thần đấu tranh, phòng dịch.
Về phía chính quyền, cần tăng cường giám sát các đối tượng có nguy cơ cao và thường xuyên đi lại từ vùng dịch, khu vực có dịch về. Đồng thời đẩy mạnh, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử nghiêm các vi phạm. Cơ quan y tế tổ chức lấy mẫu xét nghiệm nhanh Covid-19 tại các khu vực trọng điểm.
Khi F0 tăng cao, các cơ quan chức năng cần tăng cường truyền thông, chú trọng vào điều trị cho các trường hợp bị nặng và giảm nguy cơ tử vong. Thành phố cũng chủ động thực hiện phương án, kịch bản cấp độ cao; phân công lực lượng, tổ chức diễn tập, ứng trực, sẵn sàng trong mọi tình huống phát sinh theo nguyên tắc "4 tại chỗ", không để bị động, bất ngờ; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

-
Sự thật việc lọc máu ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ -
Ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma tuý đến năm 2030 -
Nguy cơ sức khỏe khôn lường từ việc sử dụng thuốc không đúng cách -
Các bước đi mới của Bộ Y tế trong việc cải thiện chính sách bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 14/3: Nỗ lực phòng chống dịch sởi tại Việt Nam -
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu bệnh viện DNA chấm dứt quảng cáo sai phạm về lọc máu -
Hệ lụy kinh tế và xã hội khi mức sinh giảm
-
1 Giá vàng sẽ tiến đến 3.500 USD sau khi xuyên thủng mốc 3.000 USD
-
2 “Nâng chất” dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
-
3 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku trị giá 38.917 tỷ đồng
-
4 Ngân hàng dự kiến chia cổ tức “khủng”, tăng mạnh vốn
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/3
-
SAVISTA ra mắt trung tâm đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng quản lý vận hành tòa nhà
-
Synology ra mắt thiết bị bảo vệ dữ liệu chuyên dụng cho doanh nghiệp Việt
-
Chubb Life tri ân khách hàng với tổng giá trị quà tặng hơn 1 tỷ đồng
-
Hậu Giang - Điểm sáng đầu tư bất động sản thấp tầng
-
Cà phê Đắk Lắk đạt chứng chỉ không xâm lấn rừng tự nhiên đến thị trường Mỹ và Hàn Quốc
-
GENTEXH 2025 mở ra cơ hội hợp tác cho ngành vải không dệt Việt Nam