
-
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Trương Hòa Bình
-
3 tháng, gần 11 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
-
Chủ động ứng phó trước tác động thuế quan và các biến động của thương mại toàn cầu
-
Dồn sức cho “kỳ họp lịch sử” của Quốc hội
-
Quý I/2025, GRDP Quảng Ninh tăng 10,91% -
Bộ Công thương: Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt là không công bằng
Như vậy, sau nhiều cuộc họp giữa các bên, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã đi đến thống nhất để bỏ phiếu với mức tăng được đề xuất 7,3% so với năm 2016.
Tại phiên họp thứ 2, phía đại diện chủ sử dụng lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chấp nhận nâng mức đề xuất tăng lương tối thiểu từ 4-5 % ban đầu lên tới 6,5 %.
![]() |
Tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 được chốt ở mức 7,3% |
Về phía đại diện người lao động là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, sau khi tính toán, trong đó có sự chia sẻ với phái doanh nghiệp, đã tạm hạ mức đề xuất tăng lương xuống còn 10%, so với mức đề xuất tăng 11,11% trước đó.
Cụ thể, mức lương tối thiếu Vùng I tăng thêm 250.0000 đồng/tháng; Vùng II tăng thêm 220.000 đồng/tháng; Vùng III tăng thêm 200.000 đồng/tháng và Vùng IV tăng thêm 180.000 đồng/tháng so với mức lương tối thiểu hiện tại.
Như vậy, mức tăng này cũng đã nằm trong biên độ tăng của 3 phương án do bộ phận kỹ thuật thuộc Hội đồng tiền lương Quốc gia đưa ra trước đó.
Trước đó, phiên họp thứ nhất đã diễn ra ở TP Hải Phòng chưa tìm được tiếng nói chung giữa 3 bên gồm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (đại diện cho người lao động) và tổ chức đại diện người sử dụng lao động - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Tại phiên thương lượng lần thứ nhất, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã chưa thể chốt được phương án tăng lương để đề xuất lên Chính phủ bởi còn sự "vênh" nhau quá lớn giữa đại diện cho người lao động và đại diện cho giới chủ.
Cụ thể, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất phương án tăng lương tối thiểu ở mức tuyệt đối từ 250.000 đồng đến 400.000 đồng/tháng (tỷ lệ tăng bình quân là khoảng 11,11%).
Với phương án tăng mức lương tối thiểu vùng bình quân 11,11% mà Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đưa ra sẽ đáp ứng được khoảng trên 90% đời sống tối thiểu của người lao động; còn lại gần 10% nữa, theo lộ trình đến năm 2018 sẽ đáp ứng được cơ bản nhu cầu sống tối thiểu cho người lao động. Tuy nhiên phía VCCI chỉ đề xuất tăng 5%.

-
Dồn sức cho “kỳ họp lịch sử” của Quốc hội -
Quý I/2025, GRDP Quảng Ninh tăng 10,91% -
Bộ Công thương: Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt là không công bằng -
Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu quan điểm về việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng -
Sẽ xử lý hành vi gian lận để hoàn thuế thu nhập cá nhân -
Bộ Tài chính sau hợp nhất: Sắp tới sẽ ngày càng tốt lên, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn -
Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân sẽ đề xuất nhiều giải pháp mạnh mẽ, cụ thể
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn