Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Doanh nghiệp dệt may kêu khó, đề nghị giãn thời gian tăng lương tối thiểu
Thế Hoàng - 25/05/2016 15:09
 
Các doanh nghiệp dệt may tiếp tục đề nghị Chính phủ nghiên cứu giãn lộ trình tăng lương tối thiểu vùng đến 2020 hoặc 2022 và không tăng thường xuyên hàng năm.

Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp ngành dệt may trực tiếp đề nghị, năm 2017 không tăng lương tối thiểu vùng, với lập luận rằng, chỉ tính từ năm 2010 đến nay lương tối thiểu vùng đối với các doanh nghiệp trong nước năm 2016 đã bằng 3,28 lần - 3,57 lần so với năm 2010. Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bằng 2,4 lần đến 2,61 lần.

Cùng với đó, doanh nghiệp dệt may còn đề nghị không sử dụng lương tối thiểu làm căn cứ khởi điểm để xây dựng hệ thống thang, bảng lương và làm căn cứ đóng các khoản bảo hiểm.

Đi kèm theo tăng lương tối thiểu vùng, vấn đề làm các doanh nghiệp dệt may lo ngại là tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm theo lương.

Theo Vitas, chỉ tính từ năm 2010 đến nay lương tối thiểu vùng đối với các DN trong nước năm 2016 đã bằng 3,28 lần - 3,57 lần so với năm 2010
Theo Vitas, ngành thâm dụng lao động như dệt may đang gặp nhiều khó khăn bởi chính sách tăng lương tối thiểu.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho hay, đề nghị Nhà nước giảm tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm theo lương một cách hợp lý phù hợp với sức chịu đựng của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, đủ sức cạnh tranh để phát triển, như vậy mới có khả năng nâng cao được năng suất lao động quốc gia

Cụ thể, người sử dụng lao động đóng 18% thay vì 22% (BHXH 15%, BHYT 2%, BHTN 1%), NLĐ đóng 7% thay vì 10,5% (BHXH 5%, BHYT 1% và BHTN 1%). Mức đóng 22% là quá cao nếu nhìn sang các nước trong khu vực, như Malaysia 13%, Philippin 10%, Indonesia 8%, Thái Lan 5%.

“Trên thực tế, Luật BHXH 2014 có hiệu lực từ 01/01/2016 quy định mức đóng các khoản kể trên đến hết năm 2017 sẽ căn cứ trên mức lương và phụ cấp lương ghi trong Hợp đồng lao động. Từ 01/01/2018 trở đi được sẽ tính trên mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp khó khăn, càng khó khăn hơn, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trong giai đoạn khởi nghiệp”, ông Giang nói thêm.

Bên cạnh những kiến nghị nêu trên, các khoản phí công đoàn, quy định làm thêm giờ cũng đang được cho là lực cản, tạo thêm ghánh nặng tài chính và sức ép với các doanh nghiệp dệt may. Theo giải thích của các doanh nghiệp trong ngành, ngoài các khoản bảo hiểm doanh nghiệp còn phải đóng 2% kinh phi công đoàn. Đặc biệt, theo quy định của Tổng Liên đoàn thì để lại 65% tại công đoàn cơ sở, 35% nộp công đoàn cấp trên cơ sở.

Do đó, nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh hoàn thành đơn hàng sớm cho đối tác, ngành dệt may đề nghị Quốc hội nghiên cứu nâng thời giờ làm thêm lên tối đa 500 giờ/năm để không làm mất cơ hội nhận đơn hàng, khi doanh nghiệp do phải giao hàng đúng hạn vi phạm quy định giờ làm thêm 300 giờ/năm hiện nay.

Sốc với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 2016
Các doanh nghiệp dệt may kiến nghị, tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 nên ở mức 6%, để doanh nghiệp còn “thở” được.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư