
-
Khởi công dự án 120 triệu USD tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái
-
Lấy ý kiến nhà đầu tư ngoại về khung giá mua điện gió ngoài khơi
-
Kiên Giang triển khai 21 dự án phục vụ APEC 2027, tổng mức đầu tư hơn 137.138 tỷ đồng
-
Trục giao thông Đông Tây: Động lực phát triển kinh tế và liên kết vùng ở Hải Dương
-
Dự án năng lượng tái tạo vướng mắc: EVN đề nghị Bộ Công thương đánh giá tác động tổng thể -
EVNGENCO2 đề xuất Dự án thủy điện Quảng Trị mở rộng
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Độc giả Thanh Tùng đặt câu hỏi như sau: Theo Khoản 9, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP thì trường hợp giá đề nghị trúng thầu thấp dưới 50% giá gói thầu được duyệt thì được phép thành lập tổ thẩm định liên ngành để yêu cầu nhà thầu làm rõ các yếu tố cấu thành chi phí chào thầu, xem xét các bằng chứng liên quan theo hướng sau đây:
- Các yếu tố kinh tế liên quan đến biện pháp thi công, quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ;
- Giải pháp kinh tế được áp dụng hoặc các lợi thế đặc biệt của nhà thầu dẫn đến lợi thế về giá cả;
- Nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ, nhân sự cung cấp cho gói thầu, trong đó phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.
Trường hợp thỏa mãn được các điều kiện quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu vẫn được chấp nhận trúng thầu.
Trường hợp để đề phòng rủi ro, chủ đầu tư có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng lớn hơn 10% nhưng không quá 30% giá trúng thầu và phải được người có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. Nhà thầu nhận được sự trợ cấp của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu sẽ bị loại.
Tôi muốn hỏi, có bắt buộc phải thành lập tổ thẩm định liên ngành để yêu cầu nhà thầu làm rõ các yếu tố cấu thành chi phí chào thầu, xem xét các bằng chứng liên quan không?
Nếu có thì tổ thẩm định liên ngành gồm những đơn vị nào tham gia thẩm định đối với dự án do thành phố quyết định đầu tư?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:
Điểm a, Khoản 2, Điều 86 Luật Đấu thầu quy định chủ đầu tư là người có trách nhiệm quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án. Trong trường hợp phức tạp, chủ đầu tư quyết định xử lý tình huống sau khi có ý kiến của người có thẩm quyền.
Khoản 9, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định trường hợp giá đề nghị trúng thầu thấp dưới 50% giá gói thầu được duyệt thì được phép thành lập tổ thẩm định liên ngành để yêu cầu nhà thầu làm rõ các yếu tố cấu thành chi phí chào thầu, xem xét các bằng chứng liên quan.
Theo đó, việc xử lý tình huống trong đấu thầu nêu tại Khoản 9, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.
Trường hợp việc thẩm định các yếu tố cấu thành chi phí chào thầu là phức tạp thì chủ đầu tư cần báo cáo, xin ý kiến của người có thẩm quyền để thành lập tổ thẩm định liên ngành (Điểm a, Khoản 2 Điều 86 Luật Đấu thầu).

-
Kiên Giang triển khai 21 dự án phục vụ APEC 2027, tổng mức đầu tư hơn 137.138 tỷ đồng -
Trục giao thông Đông Tây: Động lực phát triển kinh tế và liên kết vùng ở Hải Dương -
Dự án năng lượng tái tạo vướng mắc: EVN đề nghị Bộ Công thương đánh giá tác động tổng thể -
EVNGENCO2 đề xuất Dự án thủy điện Quảng Trị mở rộng -
Lâm Đồng chấm dứt hoạt động dự án chậm tiến độ gần 6 năm ở hồ Tuyền Lâm -
TP.HCM sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư công nghệ cao từ Pháp -
Sớm ban hành Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn làm cơ sở triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
-
VietinBank tiên phong tinh gọn mạng lưới, tối ưu trải nghiệm cho khách hàng trên nền tảng số
-
Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 6/2025
-
Khu đô thị sân bay tích hợp 3 lợi thế hàng không - thương mại - giáo dục
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bán lẻ
-
SPX Express và Frasers Property Vietnam ký thỏa thuận hợp tác phát triển trung tâm phân loại hàng hóa tự động
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số