
-
Bà Trương Mỹ Lan đề nghị SCB cung cấp lại số liệu để toà làm rõ vụ án
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng
-
Bà Trương Mỹ Lan xin được giảm nhẹ “nhiều nhất” có thể
-
Chuyển động mới tại dự án Roxana Plaza sau khi có kết luận thanh tra
-
Viện Kiểm sát đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với tội lừa đảo cho bà Trương Mỹ Lan -
Quảng Nam yêu cầu ngăn chặn tình trạng “sốt đất ảo” tại vùng giáp ranh Đà Nẵng
Ngày 30/8, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao hoàn tất cáo trạng truy tố Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (Công ty AIC) Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng 15 bị can về các tội “Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, liên quan đến một số sai phạm xảy ra tại Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh.
Trong vụ án này, Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị cáo buộc chỉ đạo nhân viên cấu kết với cán bộ Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh “thông thầu” để giúp Công ty AIC trúng 6 gói thầu tại dự án Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh.
Cơ quan chức năng xác định, hiện có 4 bị can bỏ trốn, đang bị truy nã gồm: Nguyễn Thị Thanh Nhàn; Nguyễn Hồng Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty AIC; Trương Thị Xuân Loan, Trưởng Ban Quản lý dự án 3 Công ty AIC và Nguyễn Thị Tích, Tổng giám đốc Công ty Mopha. Các bị can này đều bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Hiện, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao tiếp tục kêu gọi 4 bị can này và các bị can, bị án khác trong vụ án AIC đang lẩn trốn đến Cơ quan Công an hoặc Viện Kiểm sát Nhân dân nơi gần nhất hoặc các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để đầu thú, hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước và thực hiện quyền tự bào chữa theo quy định; nếu tiếp tục bỏ trốn, các cơ quan tiến hành tố tụng coi đó là từ bỏ quyền tự bào chữa và bị truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật.
![]() |
Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh. |
Theo cáo trạng, năm 2012, UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt 6 dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh. Tổng vốn đầu tư khoảng 238 tỷ đồng.
Quá trình này, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã thành lập một số công ty để làm “quân xanh” phục vụ cho mục đích trúng thầu. Sau đó, bà Nhàn giao cho cựu Phó tổng giám đốc Công ty AIC Nguyễn Hồng Sơn và Trương Thị Xuân Loan (Trưởng ban Quản lý dự án 3 của AIC) trực tiếp thực hiện dự án.
Viện Kiểm sát cáo buộc, Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo bị can Loan móc ngoặc, cấu kết với Phạm Trọng Hiệu, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án, Trưởng phòng thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh và Nguyễn Đức Quang, Phó phòng Kế hoạch tài chính để thông đồng, thống nhất về thông số kỹ thuật, cấu hình, đơn giá trang thiết bị y tế thuộc danh mục mua sắm.
Thời điểm trước khi dự thầu, bà Nhàn biết rõ Công ty AIC không đủ năng lực tài chính để nộp hồ sơ nên chỉ đạo Đỗ Văn Sơn (Kế toán trưởng) điều chỉnh số liệu trong các báo cáo tài chính giai đoạn 2010-2013, cung cấp các thông tin không trung thực về năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Tiếp đó, bà Nhàn giao cấp dưới chỉ đạo nhân viên mua hồ sơ mời thầu, lập hồ sơ dự thầu cho Công ty AIC, Công ty Mopha (quân đỏ) và các công ty “quân xanh” để có đủ số lượng hồ sơ dự thầu theo quy định.
Kết quả, Công ty AIC và liên danh đã trúng thầu 6/6 gói thầu của dự án mua sắm trang thiết bị y tế cho bệnh viện, trong đó Công ty AIC đứng tên trúng 4 gói thầu với tổng trị giá hơn 200 tỷ đồng (đã được thanh toán hơn 197 tỷ đồng); còn Công ty Mopha đứng tên trúng 2 gói thầu, tổng trị giá hơn 25 tỷ đồng và được thanh toán.
Theo kết luận của Hội đồng định giá tài sản, tổng trị giá trang thiết bị của 6 gói thầu tại thời điểm mở thầu so với giá trị đã quyết toán có sự chênh lệch, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 50 tỷ đồng. Viện Kiểm sát xác định, Nhàn và đồng phạm phải chịu trách nhiệm về số thiệt hại này.
Cơ quan chức năng xác định, trước khi khởi tố vụ án và khởi tố bị can, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã chỉ đạo Nguyễn Hồng Sơn, Đỗ Văn Sơn, Trương Thị Xuân Loan, Nguyễn Thị Tích, là những người trực tiếp thực hiện và chỉ đạo tại dự án bỏ trốn, nhằm trốn tránh trách nhiệm cá nhân, gây khó khăn cho hoạt động điều tra.
Đáng nói, trong vụ án này, anh trai của Nguyễn Thị Thanh Nhàn là Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Phúc Hưng cũng bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo này được Nhàn nhờ đứng tên làm Tổng giám đốc, người dại diện pháp luật của Công ty Phúc Hưng. Song trên thực tế, Nhàn giao cho Nguyễn Thị Thu Phương, Trưởng bộ phận Thư ký tài chính Công ty AIC quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty này.
Khi đấu thầu dự án Bệnh viện Sản - Nhi, Dũng đã ký hồ sơ để làm “quân xanh” tham gia 3 gói thầu. Viện Kiểm sát xác định ông Dũng đã thông thầu giúp Công ty AIC trúng 5 gói thầu với tổng trị giá trên 147 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 24 tỷ đồng.

-
Chuyển động mới tại dự án Roxana Plaza sau khi có kết luận thanh tra -
Viện Kiểm sát đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với tội lừa đảo cho bà Trương Mỹ Lan -
Quảng Nam yêu cầu ngăn chặn tình trạng “sốt đất ảo” tại vùng giáp ranh Đà Nẵng -
Cấp khống hàng chục ngàn Phiếu lý lịch tư pháp -
Buôn lậu thuốc lá phức tạp, tinh vi hơn khi đối tượng sử dụng công nghệ, mạng xã hội -
Nhiều sai phạm trong Quy hoạch chung TP. Vũng Tàu -
Truy nã cựu cán bộ Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort