
-
Giá dầu sụt giảm hai ngày liên tiếp sau tin OPEC+ sắp tăng sản lượng
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại
![]() |
Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại Đức. Ảnh: AFP/TTXVN |
Trả lời phỏng vấn tờ La Tribune Dimanche mới đây, bà Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn đưa lạm phát về 2% và chúng tôi sẽ thành công", đồng thời nói thêm rằng vòng xoáy lạm phát "chắc chắn sẽ tránh được".
Ngân hàng Trung ương châu Âu tháng trước đã tiến hành đợt tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp để đưa lãi suất tiền gửi lên mức kỷ lục 4%. Hầu hết các nhà hoạch định chính sách của cơ quan này đã chỉ ra rằng việc duy trì mức lãi suất này trong một thời gian là đủ để đưa lạm phát trở lại mục tiêu, mặc dù nhiều quan chức có quan điểm "diều hâu" hơn khi cho rằng có thể cần phải tăng lãi suất hơn nữa.
"Lãi suất cơ bản của ECB đã đạt đến mức mà nếu được duy trì trong thời gian đủ dài sẽ góp phần mang tính quyết định trong việc đưa lạm phát về mục tiêu (2% - BTV) của chúng tôi càng sớm càng tốt", bà Lagarde đánh giá.
Động thái tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu đã đè nặng lên nền kinh tế khu vực vốn được dự báo hầu như không tăng trưởng trong năm nay, mặc dù Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu khẳng định rằng mục đích của bà không phải là gây ra một cuộc suy thoái.
Bà Lagarde cũng khẳng định bà "không bi quan" về triển vọng tăng trưởng ngắn hạn, mặc dù bà thừa nhận rằng Đức là nhân tố ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế châu Âu.
Theo đánh giá của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, lạm phát vẫn tiếp tục dai dẳng nhưng đang chậm lại, đồng thời tốc độ tăng trưởng ngày càng yếu đi.
"Đó là lý do tại sao Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã điều chỉnh giảm dự báo trên toàn thế giới, ngoại trừ Mỹ", bà Lagarde nói thêm. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự kiến sẽ công bố các dự báo kinh tế mới vào thứ Ba tuần tới, trước thềm cuộc họp thường niên.
Theo số liệu sơ bộ mới nhất được công bố, lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giảm xuống 4,3% trong tháng 9, từ mức 5,2% trong tháng 8, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021.
Lạm phát lõi (không tính giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động) đã giảm xuống còn 4,5% trong tháng 9, từ mức mức 5,3% trong tháng 8. Tốc độ tăng giá ở các danh mục hàng hóa đã chậm hơn, trong đó giá cả mặt hàng năng lượng ghi nhận giảm trong tháng thứ năm liên tiếp.
Do nhu cầu trong nước thắt chặt và môi trường thương mại quốc tế suy yếu, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã hạ triển vọng kinh tế châu Âu, với dự báo tăng trưởng hàng năm mới nhất là 0,7% cho năm 2023, 1% cho năm 2024 và 1,5% cho năm 2025.
Trong khi đó, các dự báo kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Trung ương châu Âu cho thấy lạm phát ước đạt mức trung bình 5,6% vào năm 2023 và 3,2% vào năm 2024, cao hơn các dự báo trước đó, chủ yếu là do giá năng lượng tăng cao hơn. Đến năm 2025, lạm phát được dự đoán sẽ giảm xuống còn 2,1%, sát với mức mục tiêu 2%.

-
"Cơn sốt" trên thị trường IPO Hồng Kông đang trở lại -
Tổng thống Trump đe dọa áp thuế quan 35% đối với Nhật Bản -
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại -
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại -
Nhật Bản, Trung Quốc dẫn đầu, thị trường M&A toàn cầu nổi sóng nhờ các thương vụ lớn -
Quan chức Pháp: EU - Mỹ có thể đạt thỏa thuận thương mại trước thời hạn -
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower