
-
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
-
Chủ khu resort đắt đỏ bậc nhất Six Senses Ninh Vân Bay vẫn chật vật nợ nần
-
Vinafood II lên kế hoạch lãi 113,6 tỷ đồng trong năm 2025
-
Viconship lên kế hoạch lợi nhuận giảm khi lo ngại dư cung tại các cụm cảng
-
Giá vàng tăng dồn dập, PNJ vẫn nhiều nỗi lo -
Chủ dự án Khu công nghiệp Cộng Hoà lên kế hoạch tăng trưởng trở lại trong năm 2025
Công ty cổ phần Vận tải biển Hải Âu (mã chứng khoán: SSG) vừa công bố đơn xin thôi chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị của bà Phạm Thị Anh Thư.
Trong nội dung đơn, bà Thư cho biết bản thân là người đại diện phần vốn của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tại SSG và trúng cử Thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020-2025. Do hiện tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã hoàn tất việc thoái vốn nên bà Thư xin thôi giữ chức chủ tịch cũng như từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị SSG.
Thời điểm còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị, bà Thư đại diện nắm giữ 26,46% vốn của SSG và nhận thù lao 39 triệu đồng một năm.
Giữa tháng 2, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thông báo bán 1,32 triệu cổ phiếu đang sở hữu tại Công ty cổ phần Vận tải biển Hải Âu để thu về gần 30 tỷ đồng. Toàn bộ cổ phiếu được phân phối cho 2 nhà đầu tư trong nước bằng phương thức đấu giá được tổ chức vào ngày 29/1.
Mức trúng giá bằng với giá chào bán là 22.300 đồng mỗi cổ phiếu, cao hơn gần 10.000 đồng mỗi cổ phiếu so với thị giá trên sàn chứng khoán. Như vậy, tổng giá trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thu được từ thương vụ này xấp xỉ 30 tỷ đồng. Sau giao dịch, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam không còn sở hữu cổ phiếu nào tại Công ty cổ phần Vận tải biển Hải Âu.
Cổ phiếu của Công ty cổ phần Vận tải biển Hải Âu hiện giao dịch trên thị trường UPCoM từ năm 2011. Công ty hiện có vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Trên sàn chứng khoán, SSG đang giao dịch ở vùng giá 12.900 đồng với thanh khoản thường xuyên dưới 10.000 cổ phiếu mỗi phiên.
CTCP Vận tải biển Hải Âu cũng từng niêm yết trên HNX từ năm 2011, nhưng phải hủy niêm yết bắt buộc vào năm 2015 do lỗ 3 năm liên tiếp và chuyển sang giao dịch trên thị trường UPCoM, Chuỗi thua lỗ của công ty kéo dài đến năm 2017 và bắt đầu ghi nhận kinh doanh có lãi kể từ năm 2018. Nổi bật là năm 2022, hoạt động kinh doanh của công ty ghi nhận đột phá cả doanh thu và lợi nhuận, qua đó giúp xóa toàn bộ lỗ lũy kế.
-
Lideco đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng -
Viconship lên kế hoạch lợi nhuận giảm khi lo ngại dư cung tại các cụm cảng -
Domesco lên mục tiêu tăng trưởng thấp, ưu tiên tái đầu tư vào dự án tiềm năng -
ĐHĐCĐ Gelex: Quý I/2025 báo lãi tăng gấp rưỡi, tỷ lệ cổ tức phấn đấu tối thiểu 10%/năm -
IDI tham vọng tăng mạnh lợi nhuận, không chia cổ tức năm 2024 -
Thuỷ điện Hủa Na lên kế hoạch đi lùi trong năm 2025 dù mới mua 1 nhà máy -
Giá vàng tăng dồn dập, PNJ vẫn nhiều nỗi lo
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics
-
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến sân bay lớn nhất thế giới Đại Hưng
-
Ba loại mặt nạ chống khói phù hợp cho gia đình
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới