
-
Vụ lật tàu Vịnh Xanh 58: Doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến chi trả hơn 14,2 tỷ đồng
-
Chủ tịch Hà Nội ban hành Công điện khẩn, triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó bão số 3
-
Miễn giảm tiền thi hành án cho 621 trái chủ Vạn Thịnh Phát
-
TP.HCM: Tiến độ dự án trọng điểm ảnh hưởng do chênh lệch lớn giữa các phương án di dời lưới điện
-
Công an Bắc Ninh ra quân thực hiện cao điểm xử lý vi phạm về giao thông -
Tập đoàn Thuận An đấu thầu bằng... thỏa thuận ăn chia
Vừa qua, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã hoàn tất cáo trạng, truy tố ra trước Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội để xét xử đối với 13 bị can trong vụ án “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, liên quan tới Nguyễn Ngọc Phương, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty cổ phần Vàng Phú Cường.
Theo đó, bị can này bị truy tố về 2 tội danh, gồm: vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới và vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
![]() |
Bị can Nguyễn Ngọc Phương. Ảnh: Bộ Công an. |
Bị can Đinh Thị Diệu Thúy, Giám đốc nhân sự Công ty Lotte P&D Việt Nam bị truy tố về tội: ận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới và làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Các bị can Phan Thị Thu Thủy, Đoàn Anh Tuấn, Trần Tuấn Vinh, Trần Vinh Quang, Hà Văn Khiến, Phạm Văn Thắng, Phùng Thị Mai Phương, Ngô Thị Thanh Huyền bị truy tố về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.
Còn lại Vũ Tiến Sơn, Hoàng Thị Mai Vân, Phạm Đức Mạnh bị truy tố về tội “vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.
Theo hồ sơ vụ án, Nguyễn Ngọc Phương thành lập 7 doanh nghiệp trong nước và 3 công ty ở Hồng Kông, gồm: Công ty Phú Cường, Công ty Quốc tế DPC, Công ty Lăng Nguyên, Công ty DPC Hà Nội, Công ty Giá Diệp, Công ty Aqua-com, Công ty Đông Đô, Công ty Louis, Công ty International và Công ty Global.
Từ năm 2014 đến năm 2018, thông qua một ngân hàng có một số chi nhánh Tây Hồ, Gia Lâm, Hồng Hà… Phương đã chỉ đạo nhân viên sử dụng các doanh nghiệp này để lập khống hồ sơ thanh toán quốc tế, chuyển trái phép 148 lượt tiền ra nước ngoài, với tổng số tiền hơn 214 triệu USD (tương đương hơn 4.719 tỷ đồng).
Cũng trong khoảng thời gian này, Phương còn thực hiện chuyển tiền trái phép từ nước ngoài về Việt Nam, với tổng số tiền 212 triệu USD (tương đương 4.773 tỷ đồng).
![]() |
Từ trái qua, các bị can Trần Tuấn Vinh, Phan Thị Thu Thủy, Trần Vinh Quang. |
Như vậy, với vai trò chủ mưu, cầm đầu, Nguyễn Ngọc Phương đã chỉ đạo các bị can đồng phạm thực hiện hành vi chuyển tiền trái phép qua biên giới giữa Việt Nam và Hồng Kông, với tổng số tiền chuyển trái phép đi/về là hơn 426 triệu USD (tương đương hơn 9.492 tỷ đồng).
Cơ quan tố tụng cáo buộc, để có tiền chuyển ra nước ngoài, Nguyễn Ngọc Phương đã câu kết với cán bộ ngân hàng và chỉ đạo nhân viên lập khống hồ sơ để vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng.
Trong vụ án này, bị can Đinh Thị Diệu Thúy được Nguyễn Ngọc Phương giao nhiệm vụ phụ trách tài chính kế toán từ năm 2014 đến năm 2018; còn Phan Thị Thu Thủy được giao làm Giám đốc Công ty Quốc tế DPC, trực tiếp quản lý điều hành chung.
Quá trình làm việc, Thúy đã phối hợp với Thủy cân đối số tiền cần vay ngân hàng, cần chuyển ra nước ngoài thông qua các hợp đồng tín dụng, hợp đồng nhập khẩu... sau đó chỉ đạo nhân viên lập khống hồ sơ giải ngân, hồ sơ thanh toán quốc tế, giúp nhiều lần chuyển trái phép số tiền trên ra nước ngoài.
Để hợp thức hồ sơ nhập khẩu, Thúy còn làm giả hồ sơ hải quan nộp cho phía ngân hàng để giải ngân và thanh toán quốc tế đối với số tiền còn lại theo mẫu hợp đồng nhập khẩu.
Liên quan tới số tiền chuyển từ Hồng Kông về Việt Nam, cơ quan tố tụng xác định, bị can Thúy, Thủy và một số bị can khác không tham gia, không biết Nguyễn Ngọc Phương chuyển về bằng cách nào, do đó không phải chịu trách nhiệm hình sự về số tiền này.

-
Khi công lý được thực thi, niềm tin… vỡ òa - Bài 3: Domino mảnh vỡ niềm tin
-
Chủ tịch Hà Nội ban hành Công điện khẩn, triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó bão số 3
-
Miễn giảm tiền thi hành án cho 621 trái chủ Vạn Thịnh Phát
-
TP.HCM: Tiến độ dự án trọng điểm ảnh hưởng do chênh lệch lớn giữa các phương án di dời lưới điện
-
Công an Bắc Ninh ra quân thực hiện cao điểm xử lý vi phạm về giao thông -
Tập đoàn Thuận An đấu thầu bằng... thỏa thuận ăn chia -
Khi công lý được thực thi, niềm tin… vỡ òa - Bài 2: Quan tham tiếp tay cho lừa đảo -
Quảng Ngãi: Khu du lịch sinh thái 1.800 tỷ đồng trở thành nơi tập kết đất đá -
Thủ tướng chỉ đạo không để bùng phát dịch tả lợn Châu Phi -
Tiếp tục chi trả đợt 2 tiền Trương Mỹ Lan bồi hoàn cho hơn 41.000 trái chủ -
Cựu cán bộ Cục Đường bộ “chia thầu” cho doanh nghiệp
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển