Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Chủ tịch NextTech Nguyễn Hòa Bình: Nhiều cơ hội “đánh rơi” vì thiếu mô hình thí điểm
Thanh Thủy - 07/11/2019 15:23
 
"Người ta không thể phát minh ra cái đèn điện bằng việc cải tiến cái đèn dầu cũng như không thể dùng khung pháp lý truyền thống để quản các mô hình kinh doanh sáng tạo mới", ông Nguyễn Hòa Bình chia sẻ tại Tòa đàm tìm cơ chế sandbox cho kinh tế chia sẻ tại Việt Nam.

10 năm là quãng thời gian để công nghệ thanh toán điện tử trở thành ngành kinh doanh lớn. Nếu không có bước đi thí điểm của Ngân hàng Nhà nước, ngành công nghiệp mới này không được mở ra và không thể trở thành tiền đề cho lĩnh vực công nghệ tài chính,  ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT NextTech nêu ra tại tọa đàm “Thúc đẩy triển khai cơ chế Sandbox trong kinh tế chia sẻ tại Việt Nam”. NextTech- một tập đoàn gồm các công ty thương mại điện tử đang xây dựng các tiện ích phục vụ người tiêu dùng trong các mảng e-Commerce, e-Logistic, e-Payment,... Ví điện tử Nganluong.vn hay cổng thanh toán trực tuyến của doanh nghiệp công nghệ này đều là những mắt xích quan trọng trong lĩnh vực thanh toán điện tử.

Đây chỉ là một dẫn chứng mà vị chủ tịch đưa ra về vai trò của các mô hình thí điểm. Chính phủ Mỹ cũng chính là bên có vai trò kiến tạo khi mở cơ sở dữ liệu quốc gia về nhân thân, lương thực… đã kiến tạo ra nhiều lứa doanh nghiệp mới. Nếu không mở dữ liệu không gian, sẽ không có Googlemap, từ đó cũng không thể có Uber sau này.

.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT NextTech.

Đứng ở góc độ một doanh nghiệp, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT NextTech, đồng thời cũng chỉ ra một lượng lớn cơ hội bị đánh mất cũng chỉ vì câu chuyện thiếu mô hình thí điểm, trong đó có những câu chuyện từ chính các đơn vị thành viên NextTech.

Điều đầu tiên, việc không được ứng dụng công nghệ mới tiết kiệm cho xã hội sẽ gây lãng phí cho xã hội và gây bất ổn xã hội. Một điển hình được ông Bình chỉ ra là câu chuyện các doanh nghiệp cho vay ngang hàng (P2P) tại Trung Quốc khi chưa có hành lang pháp lý quy định mọc lên như nấm sau mưa. Lệnh cấm sau đó khiến cả ngành sụp đổ, kéo theo việc các doanh nghiệp này đến các quốc gia Đông Nam Á. Nếu không có hành pháp lý cho doanh nghiệp tốt phát triển, các doanh nghiệp bị đối xử “cả mè một lứa”. Cách làm của Indonesia là tạo ra cơ chế thí điểm một năm, sau đó phối hợp Bộ Thông tin Truyền thông khóa ứng dụng cho vay ngang hàng không được thí điểm, với quá nửa là doanh nghiệp Trung Quốc.

Không có cơ chế còn gây thất thu quốc gia. Sự việc sát sườn tại chính đơn vị thành viên của NextTech được ông Bình  kể lại. Cách đây 2 năm, công ty thành viên của NexTtech kết hợp với ví điện tử Trung Quốc để thực hiện thanh toán nhưng do không có cơ chế thí điểm nên không dám làm mạnh. Trong khi đó, các thương nhân Trung Quốc ồ ạt tham gia lĩnh vực trên. Còn nay, 90% cửa hàng do người Trung Quốc vận hành sử dụng hình thức thanh toán lậu, không chỉ khiến NSNN không thu được thuế mà doanh nghiệp nước ngoài vào lũng đoạn thị trường.

Một điều mà nhà đầu tư trong nước và quốc tế đều chú trọng khi rót tiền đầu từ vào bất kỳ lĩnh vực nào đều là rủi ro pháp lý. Không tạo ra một cơ chế thí điểm còn trực tiếp cản trở dòng vốn đầu tư, kéo dòng tiền đến các quốc gia khác mà pháp luật đã rõ ràng cho những đổi mới sáng tạo. Vị chủ tịch của doanh nghiệp công nghệ này nhấn mạnh người ta không thể phát minh ra cái đèn điện bằng việc cải tiến cái đèn dầu. Với việc nghĩ ra ngoài khuôn khổ hay “cái hộp” vốn cả, việc dùng khung pháp lý truyền thống để quản các mô hình kinh doanh sáng tạo mới là không thể. Xây dựng cơ chế thử nghiệm sẽ giải quyết được hệ lụy này.

"Sandbox là công cụ để sáng tạo"
Đó là khẳng định của ông Đào Đình Khả, Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tại Tọa đàm “Thúc đẩy triển khai...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư