
-
Nghị quyết 68 là bước đột phá lần thứ 3 trong phát triển kinh tế tư nhân
-
Cần có quy định cụ thể về cấp sổ đỏ lần đầu tại cấp xã
-
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga
-
Việt Nam mong sớm kết thúc đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN
-
"Không thể để thế hệ con em béo phì rồi mới đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường" -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 10,7% sau 4 tháng năm 2025
Ngày 23/3, tại TP.Đồng Xoài, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (23/3/1975 – 23/3/2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Tại lễ kỷ niệm, ôn lại truyền thống 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Phước, bà Tôn Ngọc Hạnh, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, cho biết, trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Bình Phước nhiều lần đứng lên kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương.
![]() |
Bà Tôn Ngọc Hạnh, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Phước |
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân Bình Phước đã cùng quân, dân miền Đông chiến đấu quyết liệt, chống phá chiến dịch bình định của địch, tạo địa bàn đứng chân cho quân chủ lực, tấn công vào Sài Gòn - sào huyệt cuối cùng của đế quốc Mỹ và tay sai.
Mỗi thời kỳ cách mạng, trên mảnh đất Bình Phước đều có những sự kiện, phong trào đấu tranh nổi bật như: chiến dịch Phước Long - Đồng Xoài năm 1965; chiến dịch Nguyễn Huệ làm nên “mùa hè đỏ lửa” năm 1972; chiến dịch đường 14 - Phước Long cuối năm 1974, đầu năm 1975; chiến thắng giải phóng An Lộc - trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Bình Long (thuộc tỉnh Bình Phước ngày nay) ngày 23/3/1975 tạo điều kiện để quân ta dồn lực tiến công giải phóng Sài Gòn, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Bí thư tỉnh ủy Bình Phước cho biết, sau 50 năm giải phóng, Bình Phước đạt nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Trong đó năm 2024, quy mô kinh tế của Bình Phước đạt hơn 115.000 tỷ đồng, tăng gấp gấp 92 lần so với lúc mới tái lập tỉnh năm 1997; tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 9,4%, đạt mức cao so với bình quân chung cả nước.
Bình Phước dần trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn khi thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đến nay đạt 5 tỷ USD.
Hiện nay, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ, hiện đại và ngày càng hoàn thiện, các khu công nghiệp, nhiều dự án lớn đã và đang được triển khai thực hiện.
“Đây chính là tiền đề quan trọng để Bình Phước hướng đến mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững vào năm 2030, là điểm đến hấp dẫn của vùng Đông Nam bộ” Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhấn mạnh.
![]() |
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Phước 23/3/1975- 23/3/2025 |
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, sau ngày giải phóng, từ một nơi từng là chiến trường ác liệt, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp, nay Bình Phước đã trở thành một tỉnh phát triển năng động của miền Đông Nam bộ.
Đặc biệt, kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến nay, Bình Phước đã chuyển mình mạnh mẽ đạt được nhiều kết quả trên mọi mặt.
Trong đó, kinh tế tăng trưởng gấp 92 lần so với thời điểm tái lập tỉnh. Bình Phước đã hình thành 13 khu công nghiệp, 1 khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, thu hút 5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.
Các dự án công nghiệp, chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao liên tục được mở rộng, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.
Thu nhập bình quân đầu người của Bình Phước tăng mạnh, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn gần 1%, hệ thống y tế, giáo dục được đầu tư đồng bộ.
Đặc biệt vấn đề chuyển đổi số và cải cách hành chính được thúc đẩy mạnh mẽ nên Bình Phước luôn nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
![]() |
Chủ tịch nước Lương Cường trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước |
Hiện nay, hệ thống hạ tầng hiện đại, các tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, cao tốc TP.HCM - Chơn Thành đã và đang đầu tư, giúp Bình Phước trở thành cầu nối quan trọng giữa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và với nước bạn Campuchia.
“50 năm - một chặng đường đầy tự hào, Bình Phước không chỉ vươn lên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội, mà còn là minh chứng cho ý chí, khát vọng phát triển không ngừng của một vùng đất từng bị chiến tranh tàn phá”, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh.
Tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Lương Cường trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước.

-
"Không thể để thế hệ con em béo phì rồi mới đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường" -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 10,7% sau 4 tháng năm 2025 -
Hà Nội yêu cầu điều chỉnh quy trình nghiệp vụ, cho phép sử dụng giấy tờ điện tử tích hợp trên VNeID -
Lý do bổ sung quy định kê khai thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp -
Chính quyền hai cấp và những lưu ý từ nghị trường -
Điều hòa công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Quy hoạch đáp ứng yêu cầu sắp xếp lại đơn vị hành hành chính
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?