
-
AEON Việt Nam có Tổng giám đốc mới
-
Lê Minh Hiếu, Đồng sáng lập Colori: Tạo ra những mảnh ghép đầy cảm xúc từ len
-
Phát động Giải thưởng Sao Đỏ 2025, tôn vinh doanh nhân trẻ tiêu biểu
-
Doanh nhân trẻ Việt Nam tăng cường kết nối với khu vực
-
PGS. Nguyễn Đức Minh, đồng sáng lập FamilyMate: Kết nối cha mẹ với con cái trên môi trường số -
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
![]() |
Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà. |
Nới lỏng điều kiện vay ưu đãi để doanh nghiệp không bị mất thanh khoản
Tại buổi gặp gỡ với Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà, cũng là đại diện Hội Doanh nghiệp sản phẩm công nghiệp chủ lực Tp. Hà Nội bày tỏ niềm tin với những quyết sách của Chính phủ, song cũng tỏ ra lo lắng khi từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi tháng có gần 10.700 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Những khó khăn chồng chất đã khiến nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản; chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp.
Mặc dù Tập đoàn Sơn Hà và các doanh nghiệp đã tự tìm cách vượt qua thách thức, ổn định sản xuất, tiếp tục duy trì và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, theo ông Lê Vĩnh Sơn, nỗ lực tự thân của doanh nghiệp là chưa đủ. Do đó, rất cần Chính phủ có những quyết sách, giải pháp, tạo ra cơ chế, môi trường để doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong và sau đại dịch.
Theo đó, doanh nhân này kiến nghị Chính phủ thực hiện ngay các giải pháp phù hợp trên quy mô lớn trong trung và dài hạn. Các giải pháp này cần đáp ứng 4 mục tiêu: Đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để nền kinh tế phục hồi nhanh trong giai đoạn hậu Covid 19; Hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng mất thanh khoản, phá sản, giải thể; Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp với những thay đổi trên thế giới sau đại dịch; Kích thích tiêu dùng trong nước, bảo đảm an sinh xã hội.
Trong đó, giải pháp đầu tiên là hỗ trợ ngay về vốn. Cụ thể, ông Lê Vĩnh Sơn kiến nghị, Chính phủ cần thực hiện chính sách tài khoá nghịch chu kỳ, sử dụng ngân sách Nhà nước cấp tiền hoặc cho vay ưu đãi để các doanh nghiệp có đủ vốn vượt qua khó khăn. Nới lỏng các điều kiện để doanh nghiệp được thụ hưởng sự hỗ trợ bằng tiền từ ngân sách và gói tín dụng ưu đãi.
Trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch, chính sách tài khoá cần chuyển hướng sang hỗ trợ có trọng tâm để bảo vệ cho các doanh nghiệp dễ bị tổn thương, tạo động lực cơ cấu lại nền kinh tế. Đồng thời, trợ đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc để tranh thủ xu hướng chuyển dịch đầu tư nước ngoài do đại dịch tạo ra.
Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất linh hoạt, chỉ đạo các ngân hàng thương mại cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Hoãn, giảm và xóa nợ đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ; Hạ lãi suất cho vay, đề xuất mức chênh lệch không quá 2,5% giữa lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay…
Mong giãn, hoãn bảo hiểm xã hội, kích cầu tiêu dùng
Bên cạnh hỗ trợ về vốn, lãnh đạo Sơn Hà cũng mong Chính phủ thực hiện một số giải pháp khác.
Thứ nhất, khẩn trương có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm và nhập khẩu nguyên, vật liệu đầu vào, tránh phụ thuộc vào một thị trường.
Thứ hai, kích cầu tiêu dùng và đầu tư, thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.
Thứ ba, đào tạo, đào tạo tại lực lượng lao động, tăng cường kỹ năng để lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng phù hợp với những thay đổi hậu đại dịch.
Thứ tư, gia hạn, hoãn, khoanh nợ bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp; miễn giảm nộp kinh phí công đoàn, giảm giá vé các phương tiện giao thông của các dự án BOT, phí cầu đường, bến bãi, phí lưu giữ phương tiện. Các địa phương cần thống nhất áp dụng quản lý vận tải, đảm bảo kiểm soát nguồn lây bệnh nhưng không "ngăn sông cấm chợ", không gây ách tắc ảnh hưởng tiêu cực sản xuất kinh doanh.
Về phía doanh nghiệp, ông Lê Vĩnh Sơn cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp cần đoàn kết, hợp tác tìm hướng đi mới, như liên kết, trả chậm tiền hàng, chia sẻ đơn hàng, hàng đổi hàng, cho vay, đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghệ số ... để thích ứng với điều kiện bình thường mới.

-
Doanh nhân trẻ Việt Nam tăng cường kết nối với khu vực -
Trần Lê Thanh Như, Giám đốc quốc gia BrightCHAMPS tại Việt Nam: Mang giáo dục chất lượng cao đến từng gia đình -
Doanh nhân Bùi Xuân Bình, đồng sáng lập, CEO GG Power: Hiện là thời của doanh nghiệp chọn R&D -
PGS. Nguyễn Đức Minh, đồng sáng lập FamilyMate: Kết nối cha mẹ với con cái trên môi trường số -
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI -
AkzoNobel: Việt Nam là trọng điểm đổi mới sáng tạo bền vững tại ASEAN -
Tân Chủ tịch VNPost: "VNPost cần bước ra khỏi mô hình doanh nghiệp truyền thống"
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông