-
VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai -
Tập đoàn Kinh tế số Malaysia tăng kết nối với doanh nghiệp công nghệ Việt Nam -
Ấn tượng hệ sinh thái số của VNPT -
Quảng Nam hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai chuyển đổi số -
Mạo danh sàn thương mại Amazon nhằm chiếm đoạt tài sản -
Hải quan siết quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử
Năm nay bà Hoa (Cổ Nhuế, Hà Nội) được dịp thảnh thơi đi tập dưỡng sinh buổi sáng sớm trước khi mở hàng, lướt web đọc tin tức mỗi lúc rảnh tay… Tất cả đã có VinShop lo.
Chủ tạp hóa “đau đầu” vào vụ bán Tết
Không chỉ là nỗi lo của bà Hoa trước đây mà “vốn” là bài toán đau đầu của bất cứ chủ tiệm tạp hoá nào mỗi dịp cuối năm. “Cứ Tết đến lại điệp khúc thiếu vốn nhập hàng”, anh Nguyễn Văn Thành (Vĩnh Tuy, Hà Nội) cho biết. Sở hữu cửa hàng tạp hóa trong một ngõ rộng, gần mấy tòa chung cư, anh Thành cho biết, cửa hàng rất “bí” tiền nhập hàng dù vào mùa Tết bán “chạy” có thể xoay vòng vốn nhanh. Mùa Tết này anh Thành cần khoảng 150 triệu đồng để nhập hàng.
Trong khi đó, cô Trần Thị Hạnh (Mỹ Đình, Hà Nội) rất vất vả trong việc quản lý khối lượng hàng hóa gấp 2-3 lần ngày thường. “Mùa Tết cửa hàng thường xuyên bị mất, thất thoát hàng hóa. Bình thường chỉ mất 30 phút để chốt sổ thì mùa Tết tôi phải mất tiếng rưỡi mỗi tối”, người phụ nữ 54 tuổi coi việc bán hàng ngày Tết là một gánh nặng.
Tạp hóa truyền thống vẫn là kênh mua sắm chủ yếu của người tiêu dùng Việt Nam. |
Thiếu vốn nhập hàng hay bù đầu tóc rối vì hàng Tết như anh Thành và cô Hạnh gặp phải không phải là cá biệt. Bên cạnh đó, khảo sát từ Nielsen cho biết, hơn 1,4 triệu tiệm tạp hóa tại Việt Nam vẫn chủ yếu nhập hàng qua các đại lý cấp 1, cấp 2, mỗi mặt hàng là một người phân phối. Việc thiếu chủ động trong khâu nhập hàng khiến các chủ tạp hóa thường xuyên chịu cảnh “đội giá”, và khó nắm bắt thị hiếu của thị trường.
Lợi thế không thể phủ nhận với độ phủ rộng, len lỏi vào từng ngõ ngách các khu dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, các cửa hàng tạp hóa hoàn toàn có thể bội thu ngày Tết khi đáp ứng tới 75% nhu cầu mua sắm của người dân, theo Nielsen. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh lạc hậu đã “buộc chân” các chủ cửa hàng tạp hóa.
Điều kì diệu khi VinShop gõ cửa…
Nhìn thấy cơ hội vào đúng thị trường bán lẻ truyền thống cần nhất, VinShop đã xuất hiện và nhanh chóng trở thành điểm sáng của thị trường bán lẻ, đưa công nghệ và các giải pháp số hoá giúp việc bán hàng tạp hóa dễ dàng và thuận tiện hơn.
“Vũ khí” của VinShop là mang tới công nghệ mới để thay đổi thói quen của những cửa hàng truyền thống. VinShop kết nối trực tiếp giữa chủ tạp hóa và nhà cung cấp cắt giảm các khâu trung gian. Chỉ cần thao tác trên điện thoại, các tiệm tạp hóa có thể dễ dàng gửi đi những lệnh nhập hàng. Nhờ số hóa, toàn bộ quy trình này đều được lưu lại, tiện lợi cho đối soát và giảm thiểu thất thoát.
“VinShop còn hiển thị các mặt hàng đang được khách hàng ưa chuộng dựa vào số liệu thực tế. Từ đó tôi có thể tham khảo để nhập đúng mặt hàng cần, giúp bán chạy hơn, quay vòng vốn nhanh hơn, chủ động hoàn toàn so với việc nhập hàng truyền thống”, bà Hoa (Cổ Nhuế, Hà Nội), chủ tạp hóa đã liên kết với VinShop chia sẻ.
Trong khi đó, VinShop cũng có “thuốc đặc trị” cho cơn đầu đầu vì thiếu vốn nhập hàng của chủ tạp hóa. Thông qua hợp tác với ngân hàng Techcombank, các tiểu thương liên kết VinShop được ứng vốn tới 70 triệu đồng, miễn lãi tới 40 ngày.
“Ngoài số tiền tôi đã chuẩn bị trước, cộng thêm 70 triệu ứng vốn từ VinShop là thoải mái nhập hàng bán Tết”, anh Nguyễn Văn Thành cho biết đây là ưu đãi chưa từng có với những người bán hàng tạp hóa như anh.
VinShop còn đang mang giải pháp tổng thể cho thị trường khi giúp biến một cửa hàng tạp hóa truyền thống thành một siêu thị mini mà không tốn thêm bất cứ chi phí thiết bị và vận hành hệ thống nào. Chỉ cần chiếc smartphone, chủ tạp hóa sở hữu miễn phí trọn đời công cụ quản lý hàng hóa, doanh thu. Khách hàng cũng dễ dàng thanh toán không tiền mặt với ví điện tử VinID Pay, hoàn tất mô hình bán lẻ B2B2C đầu tiên tại Việt Nam.
“Công cụ quản lý bán hàng giúp bán tạp hóa nhẹ gánh hơn nhiều. Thanh toán qua ví điện tử nhanh gọn cũng khiến người mua thích thú hơn”, cô Trần Thị Hạnh cho biết việc tham gia cùng VinShop là bước ngoặt trong việc bán hàng tạp hóa của cô.
Dùng công nghệ và đưa ra các giải pháp tài chính để giải quyết các nút thắt của thị trường, những ưu việt của VinShop được minh chứng gần như ngay lập tức. Sau 3 tháng ra mắt, VinShop đã “lên đời” công nghệ 65.000 cửa hàng tạp hóa. Bà Trương Quỳnh Phương - Giám đốc phát triển Kinh doanh One Mount Group tiết lộ, đây là bước chạy đà hoàn hảo để VinShop đặt mục tiêu tổng giá trị giao dịch (GMV) đạt 1 tỷ USD đến hết năm 2021, trở thành một trong những kênh phân phối lớn nhất trên thị trường.
-
Ấn tượng hệ sinh thái số của VNPT -
Quảng Nam hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai chuyển đổi số -
Đến năm 2025, Hà Nội sẽ có 100 mô hình chuyển đổi số thành công -
Mạo danh sàn thương mại Amazon nhằm chiếm đoạt tài sản -
Hải quan siết quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử -
Hơn 61 triệu người Việt mua sắm online, kiểm soát các sàn thương mại điện tử thế nào -
Thừa Thiên Huế được vinh danh với giải thưởng ASOCIO Smart City Award
-
1 Đề nghị áp thuế 40% với nước giải khát có đường -
2 Cầu vốn dần cải thiện, tín dụng vào đà tăng tốc -
3 Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế -
4 Đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM: Hình thức BT không khả thi ở một số địa phương -
5 Nên nới điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng
- TechX - Đối tác đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận Generative AI trên nền tảng AWS
- MAP Life ra mắt Bộ Hợp đồng bảo hiểm mới 2024 - BE HAPPY
- Wataco cùng Sato-Sangyo Việt Nam khởi động Dự án Điện mặt trời áp mái Giai đoạn 1
- Nhựa Tiền Phong: Hành trình tăng trưởng bền vững, khẳng định sự minh bạch trên sàn chứng khoán
- BIDV và KiotViet hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp
- EVN thực hiện tháng tri ân khách hàng năm 2024