
-
Ô tô TMT ghi nhận lãi tăng trong quý I/2025 nhờ tiết giảm chi phí
-
Động lực tăng trưởng mới của PVI
-
Thép SMC đột ngột điều chỉnh lỗ thành lãi năm 2024
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025 -
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
Cụ thể, Tập đoàn Đầu tư Thăng Long thông qua kế hoạch bán toàn bộ 9,9 triệu cổ phiếu CTCP Đầu tư HDE Holdings, tương ứng 27,5% vốn điều lệ, dự kiến thực hiện trong quý II/2023.
Trong đó, giá chuyển nhượng dự kiến căn cứ tình hình thị trường và không thấp hơn 15.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, ước tính tổng giá trị thoái tối thiểu 148,5 tỷ đồng.
Được biết, tính tới 31/3/2023, Tập đoàn Đầu tư Thăng Long đang ghi nhận đầu tư vào Công ty liên kết là CTCP Đầu tư HDE Holdings, tỷ lệ sở hữu là 27,5% vốn điều lệ, giá trị đầu tư là 138,6 tỷ đồng và hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Ngoài ra, Tập đoàn Đầu tư Thăng Long đang còn ghi nhận trả trước dài hạn 586,7 tỷ đồng đối với Đầu tư HDE Holdings, đây là tạm ứng theo hợp đồng thi công xây dựng ngày 2/6/2014 với HDE Holdings kèm theo phục lục “thi công xây dựng, hoàn thiện công trình và các hạng mục phụ trợ” thuộc công trình “cải tạo ao hồ, đào đắp mở rộng đường giao thông, thi công các công trình kiến trúc, cảnh quan” thuộc dự án “Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Vườn Vua”.
Như vậy, nếu giao dịch thành công, Tập đoàn Đầu tư Thăng Long sẽ ghi nhận lãi tối thiểu 9,9 tỷ đồng khi thoái ra toàn bộ cổ phần tại CTCP Đầu tư HDE Holdings.
Trước đó, tính tới cuối năm 2022, Tập đoàn Đầu tư Thăng Long đang sở hữu tới 45% vốn điều lệ tại CTCP Đầu tư HDE Holdings (vốn điều lệ 360 tỷ đồng). Trong đó, Tập đoàn Đầu tư Thăng Long giới thiệu HDE Holdings được Công ty tái cấu trúc và sáp nhập một số pháp nhân sở hữu và quản lý hệ thống kinh doanh và thương hiệu Hyundai Electronics, Hyundai VN Co., Ltd … và một số thương hiệu khác trong lĩnh vực điện gia dụng, điện lạnh, thiết bị nhà bếp, thiết bị điện, thiết bị phòng tắm, năng lượng … đồng thời tham gia đầu tư một số dự án bất động sản với định hướng sẽ tiếp tục thực hiện hợp tác phát triển, M&A một số thương hiệu có giá trị trong lĩnh vực hàng gia dụng, dân dụng và năng lượng thiết yếu, mở rộng mạng lưới kinh doanh và tăng thị phần, hướng tới niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Quý I/2023, lợi nhuận Đầu tư Thăng Long giảm 28,8%, về 76,85 tỷ đồng
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2023, Đầu tư Thăng Long ghi nhận doanh thu đạt 248,86 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế ghi nhận 76,85 tỷ đồng, giảm 28,8% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 21% về còn 15,2%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 19,7% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 9,29 tỷ đồng, về 37,95 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 34,5%, tương ứng giảm 24,51 tỷ đồng, về 46,57 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 82,8%, tương ứng giảm 6,49 tỷ đồng, về 1,35 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 29,5%, tương ứng giảm 2,4 tỷ đồng, về 5,73 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Đầu tư Thăng Long có thuyết minh doanh thu tài chính giảm mạnh chủ yếu do không ghi nhận so với cùng kỳ ghi nhận 45,2 tỷ đồng lãi thoái vốn công ty con.
Trong năm 2023, Đầu tư Thăng Long đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 1.253,96 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 280,2 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý đầu năm 2023 với lợi nhuận trước thuế đạt 76,85 tỷ đồng, Công ty hoàn thành 27,4% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tính tới 31/3/2023, tổng tài sản của Đầu tư Thăng Long giảm 1,8% so với đầu năm, về 4.236,3 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu dài hạn ghi nhận 1.570,9 tỷ đồng, chiếm 37,1% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận 849,9 tỷ đồng, chiếm 20,1% tổng tài sản; tồn kho ghi nhận 578,9 tỷ đồng, chiếm 13,7% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 563,8 tỷ đồng, chiếm 13,3% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Công ty thuyết minh phải thu dài hạn chủ yếu 586,7 tỷ đồng CTCP Đầu tư HDE Holdings; 284 tỷ đồng CTCP TIG Holdings; 592,89 tỷ đồng ủy thác cho CTCP Sân Golf và nhà ở sinh thái Sơn Thủy Vườn Vua thu mua đất để phát triển dự án…
Mô hình căn nhà thứ hai gặp khó khi kinh tế tăng trưởng chậm
Theo giới thiệu của Chủ tịch Nguyễn Phúc Long, Đầu tư Thăng Long đang sở hữu quỹ đất khoảng 1.000 ha. Trong đó, dự án Vườn Vua Resort & Villas quy mô 828.976 m2, triển khai từ năm 2013 đến 2025; dự án sân Golf 18 hố tại Phú Thọ với tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng, dự án mới lập quy hoạch 1/2000; dự án toà nhà hỗn hợp Viettronics tại Cầu Giấy, Hà Nội với quy mô 4.300 m2, tổng vốn đầu tư 883 tỷ đồng và đang thực hiện thủ tục pháp lý chuẩn bị đầu tư; Dự án Vân Trì Thăng Long tại huyện Đông Anh, Hà Nội, diện tích 36 ha và đang thực hiện thủ tục pháp lý; dự án Khu nhà ở lô 8.1 quận Nam Từ Liêm, Hà Nội với quy mô 3.704m2, dự án đang thực hiện thủ tục pháp lý để triển khai dự án…
Trong đó dự án trọng điểm Vườn Vua Resort & Villas nằm tại Phú Thọ được giới thiệu “Wellness second-home”. Được biết, Wellness Second Home là các dự án biệt thự nghỉ dưỡng gần gũi thiên nhiên đem lại lợi nhuận kép về sức khỏe và sự đầu tư.
Thực tế, khái niệm ngôi nhà thứ hai được nhiều chủ đầu tư giới thiệu dự án ở tỉnh, vùng ven biển để kích cầu nhà đầu tư thực hiện đầu tư/đầu cơ các dự án, trong khi nhu cầu thực sự khó hấp thụ hết lượng hàng lớn.
Trong giai đoạn cuối năm 2022 và đầu năm 2023 khi thanh khoản thị trường bất động sản suy giảm, cũng như các chủ đầu tư lớn gặp khó dòng tiền do siết dòng vốn kênh trái phiếu nên đã hạ giá các sản phẩm bất động sản “second-home”, điều này tạo làn sóng thoái trào của dự án bất động sản ở tỉnh, cũng như làn sóng đầu cơ đất nền.
Với áp lực tăng trưởng kinh tế chậm lại đã và sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới các dự án “second-home”, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch mở bán và dòng tiền đối với các chủ đầu tư, điều này cũng khó có ngoại lệ đối với dự án Vườn Vua Resort & Villas.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/6, cổ phiếu TIG giảm 300 đồng về 11.300 đồng/cổ phiếu.

-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025 -
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025 -
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội -
ĐHĐCĐ Vietcombank: Mục tiêu lợi nhuận thận trọng, thương vụ bán 6,5% vốn vẫn chờ nhà đầu tư -
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng -
TVS lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 18%, thực hiện 4 - 5 thương vụ đầu tư tư nhân -
ĐHĐCĐ SIP: Ước tính lãi quý I/2025 đạt 402 tỷ đồng, tăng 55,87%
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)