
-
Khách mang hộ chiếu, sổ thông hành du lịch biên giới được qua Cửa khẩu Bắc Luân II
-
[Emagazine] Bếp trưởng Yamaguchi Hiroshi: Michelin xuất hiện, ẩm thực Việt Nam được định vị một cách chính danh
-
Sắp diễn ra Festival Ninh Bình - Tràng An lần thứ II, năm 2023
-
Đồng Tháp tổ chức Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc lần I/2023
-
Hà Nam lần đầu được vinh danh “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới” -
Du lịch nông thôn cần liên kết để tạo thành thương hiệu
![]() |
Khu phố cổ Hà Nội đìu hiu, nhiều khách sạn đóng cửa vì chưa thể đón du khách quốc tế. |
Tính chung 2 tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 28.700 lượt người, giảm 99,1% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện Việt Nam chưa mở cửa du lịch quốc tế để phòng, chống đại dịch Covid-19 nên lượng khách đến chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam; lái xe vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ.
Theo Tổng cục Du lịch, năm 2021 dự kiến là một năm tiếp tục khó khăn đối với ngành du lịch. Tình hình đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến việc nối lại du lịch quốc tế, khả năng phục hồi của ngành du lịch toàn cầu rất thấp.
Mặc dù được ghi nhận là một trong những quốc gia phòng chống Covid-19 hiệu quả nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn chịu tác động sâu sắc của dịch bệnh. Các khu, điểm du lịch, di tích, điểm tham quan, vui chơi giải trí trong nước nhiều lần phải đóng cửa. Doanh nghiệp du lịch ngày càng khó khăn.
Tổng cục Du lịch đã đề xuất lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm nay.
Trong đó, Tổng cục Du lịch tập trung thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; triển khai đưa Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch vào hoạt động.
Ngành du lịch tiếp tục đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch; hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch. Bên cạnh đó, ngành phát triển sản phẩm du lịch; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch; triển khai chuyển đổi số trong ngành du lịch, phát triển du lịch thông minh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về du lịch.
Thời gian qua, dù bối cảnh dịch bệnh nhưng Tổng cục Du lịch vẫn tiến hành các hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên nền tảng số. Hai clip truyền thông du lịch Việt Nam với chủ đề “Việt Nam-Đất nước, con người” và “Việt Nam-Điểm đến Văn hóa và Ẩm thực” trên nền tảng YouTube đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng và nhanh chóng vượt mốc 1 triệu lượt xem chỉ trong thời gian ngắn.

-
Khách mang hộ chiếu, sổ thông hành du lịch biên giới được qua Cửa khẩu Bắc Luân II
-
[Emagazine] Bếp trưởng Yamaguchi Hiroshi: Michelin xuất hiện, ẩm thực Việt Nam được định vị một cách chính danh
-
Sắp diễn ra Festival Ninh Bình - Tràng An lần thứ II, năm 2023
-
Đồng Tháp tổ chức Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc lần I/2023
-
Hà Nam lần đầu được vinh danh “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới” -
Du lịch nông thôn cần liên kết để tạo thành thương hiệu -
Hà Nội có công trình lọt Top 10 nhà hát opera tuyệt vời nhất thế giới -
Phú Quốc lần thứ 2 nhận giải thưởng "Điểm đến biển đảo thiên nhiên hàng đầu thế giới" -
Khai thác ẩm thực để phát triển công nghiệp văn hóa -
Cơ hội trải nghiệm văn hóa xứ Đoài tại Lễ hội du lịch sinh thái Hà Nội 2023 -
Điểm danh những điểm đón Giáng sinh và Năm mới cực chất
-
Sáng kiến giúp Lọc dầu Dung Quất tăng công suất đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
-
Gas South khánh thành trạm chiết nạp LPG Nha Trang
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg
-
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút lao động chất lượng cao
-
Nhận ưu đãi chiết khấu hàng trăm triệu khi mua căn hộ Khai Sơn City
-
HSC được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023