
-
Đề xuất giải pháp chống dịch Covid-19 trong tình hình mới
-
Tăng cường nghiên cứu sản xuất thuốc phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ
-
Không đủ chứng cứ kết luận nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm tập thể tại Đà Nẵng
-
Tin mới về y tế ngày 9/8: Chấn chỉnh các cơ sở y tế quảng cáo "chữa khỏi bệnh đồng tính"; Bình Dương đang "khát" nhân lực y tế
-
[Infographic] Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng Covid-19 -
Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng chống cúm mùa
GS.TS. Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã có sự xâm nhập của biến chủng BA.5 của Omicron.
![]() |
Trước việc biến thể BA.5 xâm nhập Việt Nam Bộ Y tế cũng đề xuất phương án ứng phó với hai tình huống cụ thể. |
Qua một số đánh giá nhỏ lẻ ban đầu, biến chủng này cùng BA.4 cho thấy có khả năng lây lan nhanh hơn BA.1 và BA.2 trước đó.
Về khả năng gây bệnh nặng của biến chủng mới này, y học thế giới hiện chưa có bằng chứng cụ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chưa được công bố cũng cho thấy chúng gây biểu hiện bệnh nặng hơn.
PGS.TS. Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, dự đoán BA.5 xuất hiện ở Việt Nam sẽ làm tăng số ca mắc Covid-19 và tạo ra một làn sóng dịch nhưng chưa phải là bùng phát dịch.
Làn sóng dịch này cũng sẽ nhỏ hơn so với làn sóng dịch trước đây. Do đó, người dân cần cảnh giác nhưng không nên quá lo lắng với biến chủng phụ này.
Trước tình hình dịch hiện nay, Dự thảo mới nhất về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, Bộ Y tế cũng đề xuất phương án ứng phó với các tình huống dịch Covid-19 năm 2022 - 2023:
Tình huống 1: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến thể mới nhưng ít nghiêm trọng.
Các biện pháp phòng chống dịch sẽ được giảm dần, tương tự như đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B để tạo điều kiện cho người dân thích ứng an toàn, linh hoạt với trạng thái bình thường mới.
Tình huống 2: Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vắc-xin hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
Đối với tình huống này, các biện pháp phòng chống dịch sẽ được củng cố và thực hiện nghiêm đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, hạn chế số mắc và tử vong.
Các biện pháp đặc thù như: Giám sát phát hiện; kiểm soát ra vào vùng có dịch; cách ly/ theo dõi sức khỏe; khám, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2; phòng lây nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; vệ sinh trong việc mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt.
Do đó, việc phòng chống dịch phải linh hoạt theo chuyển biến dịch bao gồm cả nhóm A và nhóm B. Bên cạnh đó, các biện pháp đáp ứng chống dịch điều chỉnh chuyển dần từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B để thích ứng linh hoạt việc kích hoạt trở lại các biện pháp phòng, chống dịch mạnh, quyết liệt khi SARS-CoV-2 biến đổi.
Được biết, hiện biến thể phụ của Omicron là BA.5 và BA.4 tiếp tục có xu hướng tăng lên trên toàn cầu, đã được phát hiện ở lần lượt 62 và 58 quốc gia.
TS. Sorroco Escalante, Quyền Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, khi virus tiếp tục lưu hành sẽ thấy xuất hiện nhiều biến thể mới.
Theo TS. Sorroco Escalante, ở một số quốc gia, sự gia tăng các trường hợp mắc cũng dẫn đến sự gia tăng nhập viện và cần chăm sóc tích cực. Do vậy việc tiêm vắc-xin bao gồm cả liều nhắc lại giúp ngăn ngừa việc mắc Covid-19 nghiêm trọng có thể dẫn đến nhập viện và tử vong.
Với việc tiêm vắc-xin, theo Bộ Y tế Việt Nam, việc tiêm các mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) vắc-xin phòng Covid-19 là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh, đặc biệt là tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do Covid-19 trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.
Bộ Y tế đã có hướng dẫn 3309/BYT-DP ngày 23/6/2022 về việc tiêm nhắc mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên và cho trẻ từ 12-17 tuổi (tiêm nhắc mũi 3).
Hiện nay đã có nhiều quốc gia trên thế giới triển khai lịch tiêm nhắc vắc-xin phòng Covid-19 cho người lớn và trẻ vị thành niên.
Để bảo vệ sức khỏe của mình, của gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tích cực ủng hộ và chủ động đi tiêm nhắc lại các mũi vacccine phòng Covid-19 đủ liều và đúng lịch.

-
Đề xuất giải pháp chống dịch Covid-19 trong tình hình mới
-
Tin mới về y tế ngày 12/8: Chưa có khuyến cáo tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em dưới 5 tuổi
-
Cảnh giác với bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh tại Thủ đô
-
Tin mới y tế ngày 11/8: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần năm 2021; Nhiều ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội biến chứng nặng
-
Không chủ quan với "dịch chồng dịch" -
Tăng cường nghiên cứu sản xuất thuốc phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ -
Tin mới y tế ngày 10/8: Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an phối hợp đảm bảo an ninh bệnh viện; Tăng tốc tiêm vắc-xin cho nhóm trẻ 5-12 tuổi -
Không đủ chứng cứ kết luận nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm tập thể tại Đà Nẵng -
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5 - 12 tuổi trong tháng 8 -
Gánh nặng bệnh tật với các loại thuốc lá thế hệ mới -
TP. HCM sẽ triển khai thêm 24 trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình
-
1 Quy hoạch điện VIII: Chưa rõ thì chưa duyệt
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chúng ta cần chắt chiu từng cơ hội nhỏ nhất, dám đối mặt để vượt qua những thách thức lớn nhất
-
3 Không để tiền ảo lọt lưới rửa tiền
-
4 Doanh nghiệp bất động sản công nghiệp: Lợi thế lớn từ hàng ngàn tỷ đồng “của để dành”
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 12/8
-
Generali Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2022
-
Đa dạng & Hòa nhập – Yếu tố cốt lõi đưa Stavian Group vươn tầm quốc tế
-
DKSH Việt Nam được vinh danh là nơi làm việc tốt nhất châu Á
-
Bitexco “bắt tay” hệ thống giáo dục Dwight phát triển Trường liên cấp quốc tế Dwight Hà Nội
-
MSB tiếp tục lọt danh sách "Nơi làm việc tốt nhất châu Á"
-
Agribank đóng góp tích cực Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”