-
TP.HCM mỗi năm chi hàng nghìn tỷ đồng trợ giá xe buýt nhưng hiệu quả rất thấp -
Tỉnh Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư -
Tinh gọn bộ máy: Cần cơ chế vượt trội cho người sẵn sàng nghỉ -
Cuối tháng 2/2025, Quốc hội họp, sửa các luật liên quan đến tinh gọn bộ máy -
Bộ Giao thông Vận tải nêu quan điểm về Đề án thí điểm taxi bay tại Bình Định -
Ban Kinh tế Trung ương phải trở thành cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu
Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội thẩm tra việc giao danh mục và mức vốn cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (đợt 2. Ảnh: Quochoi.vn . |
Trong phiên họp thứ 20 (dự kiến diễn ra từ ngày 13-15/2) Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc giao danh mục và mức vốn cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (đợt 2).
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình bày tờ trình về nội dung này và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra.
Liên quan đến vấn đề trên, tại phiên họp thẩm tra vừa diễn ra, đa số ý kiến tại Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, việc trình danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn còn lại của Chương trình của Chính phủ còn chậm, đến nay vẫn còn khoảng hơn 14.151 tỷ đồng số vốn chờ hoàn thiện thủ tục.
Đợt này, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về nguyên tắc, tiêu chí về phân bổ, bố trí vốn cho danh mục các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; cho ý kiến về 129 dự án thuộc Chương trình với số vốn dự kiến là 14.710,315 tỷ đồng đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định, đủ điều kiện giao kế hoạch vốn; việc điều chỉnh giảm kế hoạch vốn của Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Giao thông vận tải thực hiện 4 dự án quan trọng quốc gia, đường cao tốc để điều chỉnh tăng tương ứng cho các địa phương tham gia dự án thành phần do hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phân cấp cho địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án.
Cũng trong phiên họp thứ 20, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn xem xét, thông qua dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
Dự kiến nội dung chương trình còn có xem xét, quyết định thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của các tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ 2 và thứ 3, Quốc hội khóa XV, hai kỳ họp đều diễn ra trong tháng 1/2023.
Xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành Nội quy kỳ họp Quốc hội cũng là nội dung được đặt lên bàn nghị sự.
Về công tác lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Phòng thủ dân sự, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và dự thảo Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân.
-
Tinh gọn bộ máy: Cần cơ chế vượt trội cho người sẵn sàng nghỉ -
Cuối tháng 2/2025, Quốc hội họp, sửa các luật liên quan đến tinh gọn bộ máy -
Bộ Giao thông Vận tải nêu quan điểm về Đề án thí điểm taxi bay tại Bình Định -
Ban Kinh tế Trung ương phải trở thành cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu
-
Công nhận 8 xã vùng bãi ngang, ven biển thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn -
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến quy định về Quỹ Hỗ trợ đầu tư -
Hà Nội hoàn thành 23/24 chỉ tiêu kinh tế - xã hội -
Đà Nẵng xác định 2025 là năm tinh gọn bộ máy, triển khai hiệu quả chính sách đặc thù -
Quảng Ngãi đạt và vượt 25/25 chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2024 -
Quảng Trị có tân Bí thư Tỉnh ủy -
Cần Thơ có tân Phó chủ tịch UBND Thành phố
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Nên chọn Redmi Note 13 hay Redmi Note 14 cho dịp Tết 2025
- Lenovo Việt Nam ra mắt dải laptop AI thế hệ mới
- Thép Nam Kim thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng