
-
Giải pháp gỡ vướng trong quản lý ngân sách nhà nước cho các xã mới sau sáp nhập
-
Thủ tướng thăm cây cầu mới qua sông Hương và dự án nhà ở xã hội tại Huế
-
Thủ tướng: Các Anh hùng liệt sĩ đã làm rạng rỡ non sông, đất nước ta
-
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU
-
Khánh Hòa hiện thực hóa tầm nhìn thành phố trực thuộc Trung ương -
Hải Phòng thông qua 16 Nghị quyết tại kỳ họp thường lệ đầu tiên sau hợp nhất
![]() |
Trụ sở Bộ Tài chính |
Bộ Tài chính sau hợp nhất có 35 đầu mối
Theo Nghị định số 29/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/3/2025, Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch; đầu tư phát triển, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, xúc tiến đầu tư; ngân sách nhà nước; ngân quỹ nhà nước; nợ công; viện trợ của nước ngoài cho Việt Nam và viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; tài chính đối với quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tài sản công.
Bộ Tài chính cũng quản lý về hải quan; kế toán; kiểm toán; giá; chứng khoán; bảo hiểm; đấu thầu; doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; khu kinh tế; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thống kê; thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Về cơ cấu tổ chức, Bộ Tài chính sau hợp nhất có 35 đầu mối với các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, gồm: Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân; Vụ Ngân sách nhà nước; Vụ Đầu tư; Vụ Tài chính - Kinh tế ngành; Vụ Quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I); Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ; Vụ Quản lý quy hoạch; Vụ Các định chế tài chính; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế; Thanh tra; Văn phòng; Cục Quản lý nợ và Kinh tế đối ngoại; Cục Quản lý công sản; Cục Quản lý đấu thầu; Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí; Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm; Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán; Cục Quản lý giá; Cục Phát triển doanh nghiệp nhà nước; Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể; Cục Đầu tư nước ngoài; Cục Kế hoạch Tài chính; Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số; Cục Thuế; Cục Hải quan; Cục Dự trữ Nhà nước; Cục Thống kê; Kho bạc Nhà nước; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Cùng với đó 4 đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính; Báo Tài chính - Đầu tư; Tạp chí Kinh tế - Tài chính; Học viện Chính sách và Phát triển.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.
Phân cấp lại các đơn vị bỏ mô hình tổng cục
Nghị định nêu rõ, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có 3 phòng; Vụ Ngân sách nhà nước có 4 phòng; Vụ Đầu tư có 4 phòng; Vụ Tài chính - Kinh tế ngành có 4 phòng; Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ có 4 phòng; Vụ Các định chế tài chính có 4 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 6 phòng; Vụ Pháp chế có 4 phòng.
Cục Thuế tổ chức và hoạt động theo 3 cấp, gồm: Cục Thuế (12 đơn vị); 20 Chi cục Thuế khu vực; 350 Đội thuế liên huyện.
Cục Hải quan tổ chức và hoạt động theo 3 cấp: Cục Hải quan (12 đơn vị); 20 Chi cục Hải quan khu vực; 165 Hải quan cửa khẩu/ngoài cửa khẩu.
Cục Dự trữ Nhà nước tổ chức và hoạt động theo 2 cấp: Cục Dự trữ Nhà nước (7 đơn vị); 15 Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực (có tổng số không quá 171 điểm kho).
Cục Thống kê tổ chức và hoạt động theo 3 cấp: Cục Thống kê (14 đơn vị); 63 Chi cục Thống kê; 480 Đội Thống kê liên huyện.
Kho bạc Nhà nước tổ chức và hoạt động theo 2 cấp: Kho bạc Nhà nước (10 đơn vị); 20 Kho bạc Nhà nước khu vực (có tổng số không quá 350 Phòng giao dịch).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo 3 cấp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (14 đơn vị); 35 Bảo hiểm xã hội khu vực; 350 Bảo hiểm xã hội liên huyện.
Về điều khoản chuyển tiếp, Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức, sắp xếp để Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục Dự trữ Nhà nước, Cục Thống kê, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đi vào hoạt động theo mô hình mới trong thời hạn tối đa 3 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Nghị định số 29/2025/NĐ-CP bãi bỏ 4 nghị định trước đây, gồm Nghị định số 14/2023/NĐ-CP, Nghị định số 89/2022/NĐ-CP, Nghị định số 89/2020/NĐ-CP, Nghị định số 36/2015/NĐ-CP.

-
Khánh Hòa hiện thực hóa tầm nhìn thành phố trực thuộc Trung ương -
Hải Phòng thông qua 16 Nghị quyết tại kỳ họp thường lệ đầu tiên sau hợp nhất -
Hoàn thiện thủ tục hành chính phân cấp cho địa phương, bảo đảm sản xuất, kinh doanh thông suốt -
Quy chế hoạt động của BCĐ Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công -
6 tháng cuối năm, Hà Nội đặt mục tiêu tạo việc làm mới cho gần 60.000 lao động -
Đề xuất rút gọn biểu thuế thu nhập cá nhân để tăng hiệu quả điều tiết -
Khánh Hòa định hướng mở rộng không gian phát triển như thế nào sau sáp nhập?
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín