Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Chùm ca bệnh tại Tập đoàn T&T là ổ dịch hết sức phức tạp
D.Ngân - 24/05/2021 20:28
 
Tính từ 6h đến 18h ngày 24/5, Việt Nam có thêm 184 bệnh nhân Covid-19. Hầu hết trường hợp này đều là F1.

Tối ngày 24/5, Bộ Y tế công bố các tỉnh, thành phố có thêm bệnh nhân là Bắc Giang (44), Bắc Ninh (31), Hà Nội (13), Lạng Sơn (6), TP.HCM (1).

Tính từ 6h đến 18h ngày 24/5, Việt Nam có thêm 184 bệnh nhân Covid-19. Hầu hết trường hợp này đều là F1.

Ca bệnh ghi nhận tại TP. Hà Nội gồm 12 người là F1, một trường hợp trong khu phong tỏa. Họ có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 23-24/5.

44 trường hợp tại Bắc Giang được xác định mắc Covid-19 trong khu vực phong tỏa và liên quan ổ dịch khu công nghiệp Quang Châu.

Tại Lạng Sơn, trong 6 ca mắc mới có một người là F1, 3 công nhân của khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) và 2 người liên quan ổ dịch cũ. Họ đều đã được cách ly.

Ở Bắc Ninh, 27 người là F1 của bệnh nhân được Bộ Y tế công bố trước đó, 3 người xác định mắc bệnh trong khu vực phong tỏa và một trường hợp đang điều tra dịch tễ.

Bé trai 2 tuổi ở TP.HCM mắc Covid-19 thuộc diện F1 sau khi tiếp xúc bà ngoại (chủ quán bánh canh O Thanh, hẻm 287, đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3). Bệnh nhi sống tại quận Tân Bình. Bé đang được điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng .

Từ ngày 27/4 đến nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 2.348 ca mắc Covid-19 trong nước tại 30 tỉnh, thành phố. Bắc Giang là địa phương có số bệnh nhân cao nhất cả nước với 980 người. Tỉnh này vẫn ghi nhận số lượng lớn người mắc Covid-19 tại các khu công nghiệp mỗi ngày. Tuy nhiên, hầu hết đều đã được cách ly, trong khu vực phong tỏa.

Trong ngày 24/5, Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thông báo 2 ca mắc Covid-19 tử vong tại Việt Nam.

Người thứ nhất là bệnh nhân 3015 (nam, 50 tuổi), có tiền sử xơ gan do uống rượu nhiều năm. Trước khi được xác định mắc Covid-19, ông bị nhiễm khuẩn huyết, xơ gan cổ trướng.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân 4807 (nữ, 38 tuổi), công nhân khu công nghiệp ở Bắc Giang. Nguyên nhân tử vong là sốc nhiễm khuẩn trên bệnh nhân viêm phổi do SARS-CoV-2, biến chứng suy hô hấp tiến triển ARDS.

Như vậy, từ khi dịch bùng phát đến nay, Việt Nam có tổng cộng 44 bệnh nhân Covid-19 tử vong.

Liên quan tới tình hình dịch tại Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh cho biết, trên cả nước, từ ngày 27/4/2021 đến nay cả nước ghi nhận 2.220 ca mắc mới tại 30 tỉnh, thành phố. Cộng dồn từ năm 2020 đến nay ghi nhận 5.217 ca mắc, 42 ca tử vong.

Tại Hà Nội, cộng dồn từ ngày 29/4/2021 đến nay ghi nhận 122 ca mắc tại 19 quận, huyện, liên quan đến các chùm ca bệnh tại Công ty Cổ phần tập đoàn T&T và Park 11 Times City.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng đánh giá, chùm ca bệnh tại Tập đoàn T&T là ổ dịch hết sức phức tạp, chưa xác định nguồn lây, thời gian lây. Thời gian tới có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới ngoài cộng đồng vì thời gian các ca bệnh ở ngoài cộng đồng dài, đã di chuyển đến nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người.

“Sơ bộ nhận định ổ dịch lây từ chính Tập đoàn T&T chứ không phải lây từ gia đình cháu bé ở Times City. Đêm qua chúng tôi đã cung cấp danh sách 462 cán bộ làm việc ở T&T, yêu cầu khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm", ông Dũng nói.

Để phòng chống dịch lãnh đạo Hà Nội các cơ quan chứ năng siết chặt quản lý cơ sở cách ly tập trung, trong bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, trong các khu cụm công nghiệp.

Các địa phương cần cụ thể hóa trách nhiệm của tổ Covid-19 cộng đồng và các lực lượng như công an khu vực, tổ trưởng tổ dân phố trong việc quản lý người về từ vùng có dịch, người hết thời gian cách ly tập trung, công nhân trong các khu công nghiệp, người nước ngoài cư trú trên địa bàn.

Theo yêu cầu của lãnh đạo Hà Nội, trừ lực lượng y tế và các lực lượng trực tiếp tham gia phòng chống dịch ở tuyến đầu phải thường trực 24/24/7, đối với các cơ quan đơn vị của TP tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý điều hành, cho nhân viên làm việc trực tuyến tại nhà (chỉ đến cơ quan khi thực sự cần thiết).

Ban Chỉ đạo đề nghị tiếp tục mở rộng xét nghiệm sàng lọc cho các đối tượng/khu vực nguy cơ, trong đó tập trung xét nghiệm cho công nhân trong các khu/cụm công nghiệp; xét nghiệm sàng lọc cho những người làm việc trong các cơ quan chỉ đạo, điều hành hoạt động phòng, chống dịch của Thành phố.

Hà Nội cũng đề nghị Tập đoàn Vingroup chủ động xét nghiệm sàng lọc cho toàn bộ cư dân trong khu đô thị Times City; các doanh nghiệp chủ động xét nghiệm sàng lọc cho người lao động bằng test nhanh.

Tăng tần xuất xét nghiệm đối với các trường hợp F1 từ 4 lần theo quy định lên 6 lần (xét nghiệm vào các ngày: ngày thứ nhất, ngày thứ 4, ngày thứ 7, ngày thứ 14, ngày thứ 20 trong khu cách ly tập trung và lần thứ 6 sau khi kết thúc cách ly tập trung 1 tuần - ngày thứ 28).

Theo thông tin từ Tiểu ban Điều trị và Tổ hội chẩn bệnh nhân Covid-19 nặng, tính đến sáng 24/5, Việt Nam đang điều trị cho 2.258 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, 1.439 ca không có triệu chứng (tương đương 63,6%).

Bên cạnh đó, 29,5% bệnh nhân (667 người) có triệu chứng lâm sàng nhẹ. Đặc biệt, 61 người tiên lượng nặng, 69 ca phải thở oxy gọng kính, 7 người thở máy không xâm nhập và 20 trường hợp nguy kịch.
Nữ bệnh nhân 38 tuổi tử vong sau khi mắc Covid-19
Chiều ngày 24/5, Bộ Y tế thông báo ca tử vong 44 sau khi mắc Covid-19 là nữ bệnh nhân 38 tuổi.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư