Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 16 tháng 04 năm 2024,
Chứng khoán 19/3: VN-Index rời mốc 1.200 điểm, khối ngoại vẫn ròng rã bán
Thanh Thủy - 19/03/2021 17:07
 
Giao dịch của khối ngoại tăng vọt trong ngày cuối cùng trong kỳ cơ cấu danh mục của hai quỹ ETF ngoại. Xu hướng bán ròng vẫn duy trì trong suốt cả tháng nay.

Dòng tiền khối ngoại chưa trở lại

Các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh hoạt động mua bán trong phiên giao dịch ngày 19/3 - ngày cuối trong kỳ cơ cấu danh mục đầu tư quý I của FTSE Russell và ETF VNM.

Tổng cộng, khối ngoại đã chi 2.158 tỷ đồng để mua vào cổ phiếu trên sàn HoSE và bán ra 3.287 tỷ đồng. Nếu không kể phiên giao dịch thỏa thuận nội khối hơn 100 triệu cổ phiếu ACB hôm 10/3, đây là phiên mà khối ngoại tham gia tích cực nhất vào thị trường. Giá trị bán ròng xấp xỉ 1.130 tỷ đồng, mức bán ra lớn nhất kể từ ngày 10/3.

Trong phiên hôm nay, PDR và KBC là hai cổ phiếu được khối ngoại mua vào nhiều nhất. Các cổ phiếu này đều nằm trong nhóm cổ phiếu được 2 quỹ ETF mua thêm vào danh mục trong lần cơ cấu này bên cạnh DXG, SBT, VIC. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu NVL, VRE, VHM, POW trong nhóm cổ phiếu bị bán ra trong kỳ đảo danh mục cũng lần lượt nằm trong top 4 cổ phiếu bị bán ròng phiên hôm nay.

Liên tục từ ngày 19/2, đây đã là phiên giao dịch thứ 21 các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cổ phiếu. Trên sàn HNX, khối ngoại cũng trở lại bán ròng 35 tỷ đồng, riêng sàn UPCoM được mua ròng 44 tỷ đồng, đóng góp đáng kể nhờ cổ phiếu ACV được khối ngoại mua hơn 35 tỷ đồng.

Dòng tiền khối ngoại vẫn chưa trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam dù nhiều định chế tài chính đưa ra những nhận định tích cực về thị trường chứng khoán nói riêng và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Với số cổ phiếu có vốn hóa thị trường hơn 5 tỷ USD tăng từ 2 (năm 2015) lên 11 hiện nay, HSBC cho rằn,g thị trường cổ phiếu Việt Nam không còn quá nhỏ. Dù vẫn còn những hạn chế về đầu tư tác động đến tâm lý của khối ngoại như giới hạn sở hữu nước ngoài, tính thanh khoản, yêu cầu về quản trị và tính minh bạch, HSBC cũng nhấn mạnh sự vượt trội của thị trường chứng khoán Việt Nam so với các chỉ số khu vực lớn kể từ năm 2015.

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's mới đây cũng vừa nâng 2 bậc triển vọng tín nhiệm của Việt Nam lên "tích cực" từ "tiêu cực", đồng thời giữ định hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam ở mức Ba3. Cùng đó, hãng điều chỉnh triển vọng xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi nội tệ và ngoại tệ dài hạn của 15 ngân hàng theo hướng tích cực hơn.

VCB trở thành “tội đồ” kéo VN-Index rời mốc 1.200 điểm

.
VN-Index giao dịch trong sắc đỏ sau phiên vượt ngưỡng tâm lý 1.200 điểm

Là cổ phiếu có công lớn kéo VN-Index đóng cửa vượt mốc 1.200 điểm hôm qua, nhưng cổ phiếu của Vietcombank (VCB) lại trở thành “tội đồ” kéo  VN-Index giảm điểm mạnh nhất. Cổ phiếu này giảm tới 3,3%, một phần bởi các nhà đầu tư nước ngoài bán tới 108 tỷ đồng. Sau phiên hôm nay, vốn hóa thị trường của Vietcombank cũng trở lại vị trí thứ 2 (sau Vingroup) với giá trị 349.376 tỷ đồng.

Như vậy, dù các nhà đầu tư trong nước tích cực “cân” lực bán ra từ khối ngoại, VN-Index vẫn không tránh được xu hướng điều chỉnh khi chỉ số đang ở trên vùng giá cao (1.200 điểm).

Chỉ số rơi khá sâu ngay từ đầu phiên sáng, dù hồi phục nhẹ và giằng co sau đó nhưng vẫn giao dịch trong sắc đỏ trong toàn bộ thời gian giao dịch.

VN-Index có thời điểm giảm hơn 8 điểm nhưng kết phiên ở mức 1.194 điểm, giảm 6,89 điêm. HNX-Index cũng có thời gian giảm nhưng bất tăng trở lại vào cuối phiên, đặc biệt là phiên ATC kéo chỉ số này kịp đóng cửa trong sắc xanh (277,7 điểm).

Cơn khủng hoảng tại HoSE: Nhọc nhằn nới chiếc áo cũ đã chật
Bài toán nguồn lực khan hiếm, cụ thể là năng lực xử lý hạn chế của hệ thống giao dịch cũ đang đặt ra bài toán khó nhất trong lịch sử hoạt...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư