Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Chứng khoán đỏ lửa, hơn 43% lượng cổ phiếu FLC đang chờ về tài khoản
Thanh Thủy - 11/01/2022 20:10
 
Sau phiên lao dốc đầu tuần, thị trường vẫn chưa “cầm máu”. Ngưỡng 1.500 điểm bị xuyên thủng khi VN-Index giảm hơn 11 điểm. Cổ phiếu FLC vẫn dẫn đầu về thanh khoản và phần lớn giao dịch giá sàn.

Thành quả đạt được từ đầu năm 2022 trên sàn HoSE đã bị san phẳng sau phiên hôm nay. Giao dịch vẫn khá giằng co đến giữa phiên chiều nhưng sau đó lao dốc mạnh. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index xuống còn 1.492,31 điểm, giảm 11,4 điểm (-0,76%) so với phiên hôm qua và giảm gần 6 điểm so với cuối năm 2021.  HNX-Index giảm 1,28 điểm (-0,27%) về 481,61 điểm. Ngược lại, UPCoM-Index kịp lấy lại sắc xanh, tăng 0,15 điểm (0,13%) lên 114,45 điểm.

.
Sắc đỏ tiếp tục áp đảo trong phiên 11/1, VN-Index đánh mất thành quả từ đầu năm

Sắc đỏ chiếm ưu thế, khi toàn sàn có 612 mã giảm, 21 mã giảm sàn; trong khi số mã tăng giá chỉ hơn 310 mã. Trong đó, sàn HoSE có 122 mã tăng, 346 mã giảm và 34 mã đứng giá. VN30-Index giảm gần 15 điểm (-0,99%). Trong khi đó, chỉ số đại diện cho nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ chỉ giảm lần lượt 0,55% và 0,76%.

Khá nhiều cổ phiếu bất động sản tác động tích cực đến VN-Index như BCM (Becamex) và DIG (DICGroup) tăng kịch biên độ và đóng góp nhiều điểm tăng nhất cho chỉ số chung sàn HoSE. Tương tự, trên sàn HNX, CEO và L14 cũng tăng trần lần lượt góp 2,2 điểm và 1,04 điểm tăng cho HNX-Index. Tuy vậy, sắc đỏ vẫn áp đảo. Một số cổ phiếu vốn hóa lớn dòng này cũng là yếu tố đẩy chỉ số hai sàn niêm yết kết phiên trong sắc đỏ như VHM, VIC hay IDC.

Phần lớn các ngành đều giao dịch tiêu cực. Ngành ngân hàng phân hóa nhưng sắc đỏ cũng chiếm ưu thế lớn hơn. Cổ phiếu ngành chứng khoán tiếp tục có phiên giảm sâu, đa phần trên 3%. Cổ phiếu ART (Chứng khoán BOS) giảm kịch sàn hơn 9,5%.  

Giá trị giao dịch trên ba sàn dù giảm so với hôm qua nhưng vẫn ở mức cao, đạt 42.491 tỷ đồng. Theo đánh giá của chứng khoán MB, thanh khoản thị trường đang ở thời điểm tiệm cận mức kỷ lục như giai đoạn tháng 11 năm ngoái. Điều này khá khác biệt so với thông thường hi thanh khoản trước hoặc sau thời điểm tết âm lịch ở mức thấp nhất trong năm. “Năm nay thanh khoản đã lên mức rất cao ở thời điểm đầu năm mới, cho thấy tín hiệu tích cực về dòng tiền ngày càng đổ vào thị trường chứng khoán”, chuyên gia phân tích từ MBS nhận định.

Đứng đầu về thanh khoản phiên hôm nay tiếp tục là FLC. Giao dịch cổ phiếu ROS cũng tăng đột biến lên 1.375 tỷ đồng, tăng 75% so với phiên liền trước và gấp khoảng 3 lần so với bình quân các phiên trước đây.

Nhóm cổ phiếu cùng "họ" gồm FLC, ROS, AMD, HAI và KLF đều bị kéo xuống mức giá sàn trong phiên. Nhiều cổ phiếu đóng cửa giảm kịch sàn gồm ROS, HAI, KLF. Dù có hồi phục trong phiên chiều và có thời điểm chuyển xanh, cổ phiếu FLC đóng cửa ở mức 19.900 đồng/cổ phiếu, giảm 6,13% sau phiên giảm kịch sàn hôm qua. Đã có gần 155 triệu cổ phiếu FLC sang tay trong phiên này. Chỉ tính riêng trong 3 phiên giao dịch gần đây, số cổ phiếu FLC đã chuyển nhượng và đang chờ về tài khoản nhà đầu tư đã hơn 361.600 tỷ đồng, tương đương 45,29% tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Trong số này, ít nhất 74,8 triệu cổ phiếu do ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC bán ra trong phiên chiều 10/1. Giao dịch này đã thực hiện khi chưa gửi thông báo đăng ký giao dịch tới UBCKNN và Sở giao dịch chứng khoán, cũng đồng nghĩa, vi phạm quy định giao dịch cổ phiếu trên sàn. UBCKNN cho biết đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết theo quy định.

UBCKNN xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết
UBCK Nhà nước nhận được báo cáo từ HOSE cho biết, ngày 10/1, ông Trịnh Văn Quyết đã bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư