Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Chứng khoán Nhật - Hàn im ắng khi giá dầu tiếp tục trượt dốc
Lê Quân - 28/04/2020 10:31
 
Không có nhiều xáo trộn lớn trên thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch sáng nay 28/4 khi giá dầu tiếp tục trượt dốc do sức chứa dầu mỏ toàn cầu sắp cạn.
chỉ số Nikkei 225 sáng nay giảm 0,17% trong khi chỉ số Topix trượt sâu hơn 0,25%. Ảnh: AFP
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản sáng nay 28/4 giảm 0,17% còn chỉ số Topix trượt sâu hơn với 0,25%. Ảnh: AFP

Trong khi nhà đầu tư lo ngại điều tồi tệ nhất đối với nền kinh tế toàn cầu sắp kết thúc thì ngân hàng Commonwealth (Australia) lại cho rằng vẫn còn nhiều lý lo phải thận trọng. Hãng tin Reuters dẫn lời đại diện ngân hàng Commonwealth cho rằng: "Chúng tôi không quá lạc quan mà chỉ hy vọng nền kinh tế thế giới sẽ hồi phục chậm". 

Theo ngân hàng Commonwealth, việc áp dụng các biện pháp hạn chế (giãn cách xã hội) vẫn là rủi ro lớn đối với những người tham gia thị trường và việc đưa các hoạt động kinh tế trở lại bình thường.

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 sáng nay giảm 0,17% trong khi chỉ số Topix trượt sâu hơn với 0,25%. Ngược sóng với thị trường Nhật Bản, chứng khoán Hàn Quốc khởi sắc với chỉ số Kospi nhích nhẹ 0,36%.

Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 0,23%. Nhìn chung, chỉ MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 0,08%.

Nhà đầu tư vẫn dè dặt trước các quyết định rót tiền do nhiều bất ổn xoay quanh dịch Covid-19 vẫn hiện hữu. Thế giới đã có trên 3 triệu người nhiễm bệnh và ít nhất 208.130 người thiệt mạng vì virus này, theo số liệu của Đại học John Hopkins. Thông tin được nhà đầu tư châu Á đón đợi sáng nay là kết quả kinh doanh quý I/2020 của tập đoàn HSBC và tác động của dịch Covid-19 tới hoạt động của tập đoàn này.

Theo chân thị trường thế giới, giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay đi xuống với dầu thô WTI giao kỳ hạn tháng 6 trượt giá 5,56% về mức 12,07 USD/thùng còn giá dầu thô Brent giao kỳ hạn giảm 2,65% còn 19,46 USD/thùng.

Thị trường dầu mỏ thế giới đêm qua chứng kiến giá dầu WTI giao kỳ hạn tháng 6 lao dốc 24% còn dầu Brent cũng giảm giá hơn 6% sau khi Quỹ Dầu mỏ Mỹ tuyên bố sẽ bán tháo các hợp đồng dầu mỏ giao kỳ hạn tháng 6 kể từ ngày 27/4 và tỏ ý chuộng hợp đồng giao kỳ hạn dài hơn.

Chứng khoán Mỹ đêm qua ghi nhận sóng tăng điểm mạnh mẽ với chỉ số Dow Jones bật tăng 358,51 điểm lên 24.133,78 điểm, vượt qua mốc 24.000 điểm thiết lập hôm 17/4. Chỉ số S&P 500 tăng 1,5% và đóng cửa với 2.878,48 điểm còn chỉ số Nasdaq Composite lên điểm 1,1% và kết thúc phiên với 8.730,16 điểm.

Đáng chú ý, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong tháng kể từ năm 1987 với mức tăng 11,4% trong tháng 4. Chỉ số Dow Jones tăng 10% kể từ đầu tháng và đây có thể là mức tăng điểm tốt nhất trong tháng kể từ năm 2002.

Thị trường chứng khoán Mỹ đón nhận diễn biến tích cực do niềm tin của nhà đầu tư được cải thiện đáng kể sau khi hoạt động kinh doanh tại nhiều bang, gồm Alaska, Georgia, Nam Carolina, Tennessee, Texas… đã trở lại bình thường.

Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác nhích nhẹ từ mức 100 thiết lập hôm qua lên 100,081. Đồng yên Nhật Bản lên giá so với mốc 107,4 JPY/USD và giao dịch ở mức 107,27 JPY/USD, trong khi đô la Australia cũng mạnh lên và trao tay với 1 AUD/0,6449 USD.

Chứng khoán châu Á "đỏ sàn" sau những hoài nghi về thuốc điều trị Covid-19
Nhiều chỉ số lớn trên thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch sáng nay 24/4 sau những nghi ngờ về hiệu quả của thuốc...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư