
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại
-
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu -
Chính phủ Dubai chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo
![]() |
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,99% trong phiên giao dịch sáng 24/4, còn chỉ số Topix trượt nhẹ hơn với 0,78%. Ảnh: AFP |
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,99% khi cổ phiếu “nặng ký” của nhà sản xuất robot hàng đầu Nhật Bản Fanuc mất khoảng 2%, còn chỉ số Topix trượt nhẹ hơn với 0,78%. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc sáng nay cũng nhuốm đỏ với chỉ số Kospi giảm 0,82%.
Chứng khoán Trung Quốc đại lục cũng đi xuống ngay đầu phiên, với chỉ số Shanghai Composite trượt 0,34% còn Shenzhen Composite giảm 0,125%. Trong khi đó, chứng khoán Australia giao dịch lên điểm với chỉ số S&P/ASX 200 tăng 0,29%. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) giảm 0,6%.
Biến động giảm điểm trên thị trường chứng khoán châu Á diễn ra sau khi tờ Financial Times dẫn tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng thuốc remdesivir của công ty dược phẩm sinh học Gilead Science không giúp cải thiện tình trạng của bệnh nhân Covid-19. Tài liệu được Financial Times trích dẫn đã đề cập đến kết quả thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc.
Phản bác lại, công ty Gilead Science cho rằng nghiên cứu trên đã kết thúc sớm do số người đăng ký tham gia nghiên cứu ít; do đó, nó không đủ mạnh để đưa ra kết luận có ý nghĩa về mặt thống kê. Do vậy, kết quả nghiên cứu trên là không thuyết phục, hãng dược phẩm đánh giá.
Hiện thế giới vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để phòng hay điều trị bệnh Covid-19. Theo số liệu mới nhất được Đại học John Hopkins, số người mắc Covid-19 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 2,7 triệu người và ít nhất 190.303 người tử vong vì virus này.
Giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay tiếp tục đi lên sau nhiều phiên lao dốc liên tiếp trước đó. Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn sáng nay tăng 2,95% lên 21,96 USD/thùng còn dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ cũng tăng 4,24% lên 17,20 USD/thùng.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác tăng từ mốc 100,2 thiết lập trước đó lến 100,57. Đồng yên Nhật Bản giao dịch ổn định quanh mức 107,64 JPY/USD trong khi đô la Australia vẫn đứng giá so với hôm qua và đổi tay ở mức 1 AUD/0,6352 USD.

-
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu -
Microsoft tiếp tục sa thải hàng nghìn nhân viên toàn cầu
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu