
-
Soi mã chứng khoán khối tự doanh công ty chứng khoán mạnh tay gom tháng 11
-
Vốn ngoại rút mạnh trên sàn chứng khoán tuần đầu tháng 12, vì đâu?
-
Loạt vi phạm trong cung cấp dịch vụ chứng khoán, VIX nhận án phạt 315 triệu đồng
-
Loại nhà đầu tư cá nhân không chuyên khỏi sân chơi trái phiếu
-
Chứng khoán Vina: Công nghệ thúc đẩy trải nghiệm đầu tư khác biệt cho khách hàng -
ĐHĐCĐ bất thường City Auto: Lên kế hoạch phát hành 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ
Sắc đỏ của thị trường vẫn tiếp tục duy trì trong phiên sáng 4/10, tuy nhiên nhịp giảm dần chậm lại và bật tăng khi chạm mức hỗ trợ 1.107 (MA200). Kết phiên, VN-Index tăng 10,57 điểm (tương đương 0,95%) đạt mức 1.128 điểm. Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp, giảm hơn 28% so với phiên trước. Tổng khối lượng khớp lệnh trên HSX đạt hơn 646 triệu cổ phiếu, tương đương 13.998 tỷ đồng về giá trị.
Sau phiên giảm mạnh phá hôm qua, phiên hôm nay VN-Index có nỗ lực phục hồi nhưng vẫn chưa lấy lại được mốc hỗ trợ quan trọng 1.135 điểm. Xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn đang trong nhịp điều chỉnh và phiên hồi phục kỹ thuật hôm nay mở ra hy vọng hình thành đáy tuy nhiên rủi ro giảm điểm trở lại trong các phiên tới vẫn có thể xảy ra.
Phiên hôm nay ghi nhận 339 mã tăng và 146 mã giảm ở sàn HSX. Đóng góp tích cực vào VN-Index hôm nay là VIC (+3,6%), BID (+2,29%), HPG (+1,81%), SSI (+5,13%), VHM (+1,25%).
Nhóm chứng khoán phục hồi tốt, BSI và FTS tăng hết biên độ, SSI tăng 5,13%, VND tăng 3,56%, MBS tăng 5,34%, IVS tăng 4,21%...Nhóm hóa chất, phân bón cũng tăng tích cực, DCM (+6,87%) và NFC (+9,32%), BFC (+4,3%), DPM và LAS tăng khá trên 3%...Tương tự dầu khí tăng khá tốt PVT (+4,14%), PLC (+4,06%), PVD (+3,67%), PVS (+3,33%)... đã phục hồi tốt trở lại, nhiều mã có thanh khoản gia tăng tốt khi trên thị trường đang bắt đầu có các thông tin dự báo tích cực về kết quả kinh doanh quí 3/2023.
Nhóm cổ phiếu bất động sản sau giai đoạn chịu áp lực bán mạnh, nhiều mã cũng đã phục hồi trở lại, tuy nhiên mức độ phục hồi vẫn kém, thanh khoản thấp, HDC (+3,63%), VIC (+3,60%), PDR (+3,54%), NTL (+3,56%), NDN (+3,06%)... ngoài các mã chịu áp lực điều chỉnh như QCG (-0,93%), SJS (-0,49%)...
Nhóm cổ phiếu đầu tư công, xây dựng, vật liệu xây phục hồi trước so với thị trường chung như PC1 (+ 6,16%), KSB (+3,33%), VCG (+3,20%), CTD (+2,82%)... Trong khi các cổ phiếu thép cũng phục hồi sau áp lực giảm mạnh, thanh khoản dưới trung bình như NKG (+3,50%), HSG (+2,14%), HPG (+1,81%)...
Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu nhóm ngành riêng lẻ chịu áp lực giảm điểm như VJC, MSN, SSB, TCB, CTG, …
Khối ngoại quay lại mua ròng với giá trị hơn 189 tỷ đồng, tập trung mua ròng ở các mã như DGC (+68 tỷ đồng), SSI (+55 tỷ đồng), VND (+43 tỷ đồng), …Ở chiều ngược lại, tập trung bán ròng ở các mã như CTG (-46 tỷ đồng), DPM (-43 tỷ đồng), MSN (-36 tỷ đồng),…
Thị trường chứng khoán đang trải qua những tuần giao dịch với nhiều phiên giảm điể mạnh, thành quả tích lũy của nhiều nhà đầu tư trong 3 tháng trước đó đã không giữ được. Trong 4 năm qua, có 3 năm thị trường đi lên, chỉ có năm 2022 là thị trường đi xuống đáng kể do bị tác động bởi các vấn đề trên thế giới và từ nội tại Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, VN-Index đã tăng trưởng khoảng 15%, cao nhất trên 20% vào tháng 8.
Bà Nguyễn Hoài thu, Tổng giám đốc Điều hành Quỹ Đầu tư Chứng khoán VinaCapital cho rằng, xét về định giá lúc này là hấp dẫn. Thống kê cho thấy, TTCK Việt Nam chỉ có 3 lần có mức định giá P/E, P/B ở mức như hiện nay, 2 lần trước là năm 2015 (năm có căng thẳng địa chính trị Biển Đông), năm 2020 khi dịch covid bùng nổ. Với mức định giá hiện nay là vùng hấp dẫn, dù so sánh với trung bình 5 năm hay 10 năm.
Xét trong khu vực, định giá P/E trượt 2024 của VN-Index cũng rẻ nhất Asean, ở mức 8,8 lần, trong khi ID (JCI) là 12,9 lần, MY (KLCI) 12,9 lần, PH (PCOMP) 10,8 lần, SG (STI) 10,3 lần, TH (SET) 14,5 lần. Còn nếu so sánh về chiết khấu định giá các nước trong khu vực cho chu kỳ dài hơn thì của VN-Index cũng là mức chiết khấu cao nhất 10 năm qua.
Theo bà Thu, năm 2023, lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết dự báo chỉ tăng trưởng 0,6% do tăng trưởng âm ở nhiều lĩnh vực như hàng hóa tiêu dùng bán lẻ, bất động sản, nguyên liệu…, nên dù một số ngành khác tăng trưởng dương như IT (FPT tăng trưởng lợi nhuận 23%), hay ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận 12%, y tế trên 20%..., chỉ đủ bù đắp phần tăng trưởng lợi nhuận âm của các ngành trên.
Tuy nhiên, nhìn biểu đồ lợi nhuận từng quý có thể thấy, lợi nhuận của các doanh nghiệp đã tạo đáy trong quý 4/2022, và các ngành đang có hồi phục lợi nhuận, trong đó tốt nhất là ngành tài chính, công nghệ, các ngành khác về trước mức dịch Covid-19.
-
Loại nhà đầu tư cá nhân không chuyên khỏi sân chơi trái phiếu -
Hơn 5,5 triệu cổ phiếu BCR "sang tay" phiên chào sàn UPCoM, vốn hóa vượt 6.000 tỷ đồng -
Chứng khoán Vina: Công nghệ thúc đẩy trải nghiệm đầu tư khác biệt cho khách hàng -
MWG: Tiền sẵn trong tài khoản, ông Nguyễn Đức Tài chỉ mua 11% tổng đăng ký -
Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM -
Cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ bị bán mạnh, nhóm ngân hàng hút tiền -
ĐHĐCĐ bất thường City Auto: Lên kế hoạch phát hành 30 triệu cổ phiếu riêng lẻ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/12
-
2 Đề xuất đầu tư 2.000 tỷ đồng mở rộng đoạn cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn
-
3 Gánh nặng trả nợ trái phiếu vẫn đè nặng doanh nghiệp bất động sản năm 2024
-
4 Chọn tư vấn rà soát, đánh giá kết quả quy hoạch Sân bay Đà Nẵng
-
5 Loại nhà đầu tư cá nhân không chuyên khỏi sân chơi trái phiếu
-
Sáng kiến giúp Lọc dầu Dung Quất tăng công suất đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
-
Gas South khánh thành trạm chiết nạp LPG Nha Trang
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg
-
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút lao động chất lượng cao
-
Nhận ưu đãi chiết khấu hàng trăm triệu khi mua căn hộ Khai Sơn City
-
HSC được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023