Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Chứng khoán thế giới "đỏ lửa" cuối tuần
Lê Quân - 05/09/2020 08:24
 
Chứng khoán thế giới "đỏ lửa" trong phiên giao dịch ngày 4/9, khép lại tuần giao dịch tồi tệ nhất trong hơn hai tháng qua.
Cổ phiếu của doanh nghiệp công nghệ Mỹ giảm sâu trong phiên giao dịch 3/9. Ảnh: AFP
Cổ phiếu của doanh nghiệp công nghệ Mỹ giảm sâu trong phiên giao dịch 3/9. Ảnh: AFP

"Đỏ lửa"

Dù lợi nhuận đầu tư vào các tài sản an toàn hơn như trái phiếu và đô la Mỹ đã suy giảm, nhưng chứng khoán thế giới vẫn không thoát khỏi phiên đỏ sàn ngày 4/9 do các nhà đầu tư lo ngại xuất hiện làn sóng bán tháo lớn hơn.

Sau phiên giao dịch ngày 3/9 tồi tệ nhất hơn một tháng qua, chỉ số Stoxx 600 của châu Âu nhích 0,4% trong phiên ngày 4/9, trước khi cổ phiếu công nghệ Mỹ lao dốc mạnh trên Phố Wall.

Thống kê cho thấy các đơn đặt hàng công nghiệp của Đức trong tháng 7 tăng 2,8%, nhưng thấp hơn dự báo nên kéo giảm triển vọng phục hồi của nền kinh tế Đức sau Covid-19.

Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) trượt sâu nhất trong tuần với mức giảm 1,3% trong phiên giao dịch 4/9, chặt đứt chuỗi tăng điểm 6 tuần liên tiếp. Còn chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đóng cửa mất 1,1%.

Trong khi đó, chỉ số chứng khoán thế giới MSCI - chỉ số theo dõi thị trường chứng khoán của 49 quốc gia - sau khi chạm ngưỡng kỷ lục trong phiên trước, đã giảm 0,1% trong phiên 4/9.

“Hiện không có nhiều cơ sở để đánh giá chứng khoán so với các loại tài sản khác. Do đó, còn hơi sớm để kỳ vọng thị trường gấu sắp đến, dù phiên giao dịch 3/9 chứng kiến thị trường chứng khoán lập đỉnh trở lại năm 1929”, ông Jeroen Blokland, Giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại Công ty Quản lý tài sản Robeco (Hà Lan) cho biết.

Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán hôm 4/9 vẫn gặp áp lực, nhưng không nhiều như trong phiên giao trước đó. Hợp đồng tương lai chỉ số Nasdaq 100 giảm 0,8% còn Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 trượt nhẹ 0,2%.

Trên thị trường ngoại hối, đồng euro hôm nay trượt từ mốc kỷ lục 28 tháng qua là 1,20 EUR đổi 1 USD xuống mức 1,1839 EUR/USD khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu lo ngại về sức mạnh của đồng euro, còn đồng yên Nhật Bản ổn định ở mức 106,14 JPY/USD.

Thị trường trái phiếu qua đêm tăng điểm khá khiêm tốn sau khi xuất hiện làn sóng bán tháo chứng khoán. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng khoảng 2 điểm cơ bản trong phiên giao dịch 4/9, sau phiên sụt giảm trước đó. Cắt đà suy giảm trong phiên trước, lợi suất trái phiếu Đức hôm 4/9 đã ổn định trở lại.

Cổ phiếu công nghệ Mỹ trượt sâu

Chứng khoán Mỹ đêm qua ghi nhận chỉ số công nghệ Nasdaq 100 giảm sâu nhất kể từ tháng 3/2020 - thời điểm thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Thế nhưng, việc cổ phiếu Apple, Tesla và Microsoft đêm qua lao dốc, dù kéo chỉ số Nasdaq giảm về mốc thiết lập tuần trước, nhưng tính chung lại Nasdaq vẫn tăng 28% so với hồi đầu năm và tăng 73% so với thời điểm tháng 3.

Kerry Craig, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Quỹ quản lý tài sản JP Morgan, cho biết: "Không có yếu tố đơn lẻ nào dẫn đến làn sóng bán tháo". Tuy nhiên, chuyên gia này dự báo, cổ phiếu công nghệ rất khó lặp lại vết xe đổ những năm 1990, do thị trường chứng khoán và ngành công nghệ đã thay đổi nhiều so với trước.

Trong khi đó, làn sóng bán tháo công nghệ ở châu Á bị hạn chế hơn. Tại Hàn Quốc, cổ phiếu Samsung giảm 1,4%, còn cổ phiếu của các đối tác Apple tại Thượng Hải và Đài Bắc chịu áp lực không đáng kể. Còn cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và tài chính rớt điểm mạnh nhất trên sàn chứng khoán Hong Kong và thị trường Trung Quốc đại lục.

Trên thị trường hàng hóa, giá dầu thô Brent giao kỳ hạn đi ngang ở mức 44,07 USD/thùng, còn dầu thô Mỹ ổn định quanh mức 41,38 USD/thùng. Sau làn sóng bán tháo cổ phiếu công nghệ, giá vàng tăng 0,3% do các nhà đầu tư có xu hướng tìm đến các kim loại quý để đầu tư.

Thị trường chứng khoán: Chỉ số tăng "phi mã" nhưng cổ phiếu tốt không tăng
Thị trường hồi phục sau dịch Covid-19, nhưng không ít cổ phiếu cơ bản, cổ tức cao có giá tăng chậm, thậm chí suốt thời gian dài không tăng.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư