
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
Lãi nhờ lưu ký chứng khoán, tiếp tục “bán lỗ” trái phiếu
Công ty cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS, mã ORS-HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính quý III với lợi nhuận sau thuế cao gấp 2,35 lần cùng kỳ, đạt 70,6 tỷ đồng.
Theo bà Bùi Thị Thanh Trà, Tổng giám đốc Chứng khoán Tiên Phong, nghiệp vụ lưu ký chứng khoán và hoạt động tư vấn tài chính là động lực chính kéo kết quả kinh doanh của TPS tăng trưởng.
Riêng quý III, TPS thu về 167 tỷ đồng từ nghiệp vụ lưu ký chứng khoán và 78 tỷ đồng từ hoạt động tư vấn. Đây đều là hai nghiệp vụ có tỷ suất lợi nhuận lớn, đóng góp khoảng 146 tỷ đồng tiền lãi, lớn hơn tổng lợi nhuận kế toán trước thuế quý này chỉ đạt 88 tỷ đồng.
Riêng quý III, doanh thu hoạt động cho vay và phải thu tăng 60% so với cùng kỳ, mang về 40 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu môi giới thu hẹp đáng kể, đóng góp hơn 15 tỷ đồng vào tổng doanh thu và cũng không đủ bù chi phí cho hoạt động môi giới kỳ này.
Hoạt động tự doanh tiếp tục ghi nhận các giao dịch tài sản lớn. Chênh lệch lãi/lỗ bán tài sản tài chính ghi nhận qua lãi lỗ (FVTPL) xấp xỉ 109 tỷ đồng riêng quý III và hơn 297 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
Tổng giá trị bán các tài sản tài chính trong kỳ là hơn 14.600 tỷ đồng, tập trung nhiều nhất ở trái phiếu. Trong các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ, TPS đã bán 4.938 tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết mang về khoản lãi 88 tỷ đồng trong quý III và 402 tỷ đồng trong 9 tháng. Công ty cũng thoái vốn khỏi các lô trái phiếu trị giá hơn 8.700 tỷ đồng nhưng chấp nhận bán lỗ. Khoản lỗ từ bán trái phiếu riêng quý III là 201 tỷ đồng và tính chung 9 tháng lên tới 601 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, TPS lỗ ròng 200 tỷ đồng vì bán trái phiếu.
Lỗ ròng từ bán tài sản tài chính trong quý III và 9 tháng đầu năm. |
Mảng kinh doanh trái phiếu cũng là nguyên nhân chính khiến TPS báo lỗ quý II. Sự hồi phục của hoạt động kinh doanh quý III với động lực chính từ mảng lưu ký chứng khoán đã giúp lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm đạt 163 tỷ đồng, chỉ còn giảm 9,6% so với cùng kỳ.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm 784 tỷ đồng: Cung cấp dịch vụ chưa mang về tiền tươi
Hoạt động cho vay và phải thu mang về khoản thu tăng mạnh so với cùng kỳ. Dù doanh thu hoạt động này vẫn khá khiêm tốn nhưng quy mô các khoản cho vay lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Các khoản cho vay gồm cho vay ký quỹ (margin) và ứng trước tiền bán chứng khoán giảm quý thứ hai liên tiếp, nhưng vẫn cao hơn thời điểm cách đây một năm, xấp xỉ 1.574 tỷ đồng.
Tuy vậy, các khoản cho vay vẫn chưa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khối tài sản của công ty chứng khoán này. Đến ngày 30/9, tổng tài sản của TPS đạt 6.552 tỷ đồng, tăng 1.788 tỷ đồng (+37,5%) so với đầu năm. Trong khi đó, giá trị khoản phải thu cung cấp dịch vụ CTCK cung cấp tăng vọt các quý gần đây và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng quy mô tài sản của TPS. Khoản phải thu trên tăng lên 2.050 tỷ đồng, từ mức 564,5 tỷ đồng hồi đầu năm. Đây cũng là động lực chính mở rộng quy mô tài sản của TPS. Tại thời điểm cuối quý III, cứ mỗi 10 đồng tài sản TPS lại có hơn 3 đồng vốn đang nằm ở các khoản phải thu.
Giá trị lũy kế của các khoản phải thu từ dịch vụ cung cấp thậm chí đã vượt doanh thu công ty ghi nhận trong 9 tháng đầu năm và tương đương gần 83% doanh thu 4 quý gần nhất. Con số trên cũng phần nào phản ánh hoạt động cung cấp dịch vụ của TPS chưa mang về "tiền tươi thóc thật” cho TPS. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty hơn 784 tỷ đồng. Nguyên nhân chính cũng bởi có tới 1.486 tỷ đồng từ các dịch vụ CTCK cung cấp chưa thu được tiền trong 9 tháng đầu năm.
Dòng tiền hoạt động đầu tư cũng âm nhẹ do công ty mua sắm, đầu tư tài sản cố định. Dòng tiền thu vào của công ty chủ yếu đến từ hoạt động tài chính (vay nợ). Đến cuối quý III, tiền và tương đương tiền của TPS đạt gần 320 tỷ đồng, tương đương 4,9% tổng tài sản của công ty.
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số