-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Chỉ số Shanghai Composite tăng 0,78% trong phiên giao dịch 30/6. Ảnh: AFP |
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục ghi nhận sức tăng mạnh nhất khu vực với chỉ số Shenzhen Component bứt lên 2,042% để đạt 11.992,35 điểm còn Shanghai Composite tăng 0,78% lên 2.984,67 điểm.
Trên sàn chứng khoán Hong Kong, chỉ số Hang Seng lúc cuối phiên nhích thêm 0,25% dù cổ phiếu của Tập đoàn bảo hiểm nhân thọ AIA trượt dốc 1,17%. Biến động của chứng khoán Hong Kong trở nên khó lường sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia đầy tranh cãi đối với Hong Kong. Các quan chức Trung Quốc cũng chuẩn bị tổ chức họp báo liên quan đến luật này, dự kiến vào sáng 1/7.
Tại Nhật Bản, sau phiên trượt dốc hơn 2% trước đó, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,33% và đóng cửa ở mức 22.288,14 điểm, còn chỉ số Topix nhích thêm 0,62% và kết thúc ngày giao dịch với 1.558,77 điểm.
Sắc xanh cũng duy trì trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc với chỉ số Kospi đóng cửa tăng 0,71% lên 2.108,33. Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 1,43% và chốt phiên với 5.897,90 điểm. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 0,62%.
Giới phân tích nhận định, thị trường chứng khoán châu Á phiên hôm nay khởi sắc nhờ thông tin tốt về tình hình sản xuất của Trung Quốc. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, chỉ số PMI lĩnh vực chế tạo tháng 6 của nước này đạt 50,9 điểm, cao hơn mức trung bình 50,4 mà các chuyên gia dự báo với Reuters trước đó. Chỉ số PMI đạt trên 50 điểm cho thấy ngành/lĩnh vực được khảo sát đạt tăng trưởng. Trước đó, chỉ số PMI lĩnh vực chế tháng 5 của Trung Quốc đứng ở mức 50,6 điểm.
Trái lại, Nhật Bản ghi nhận sản xuất công nghiệp trong tháng 5 giảm 8,4% so với tháng trước, theo báo cáo sơ bộ của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Mức giảm trên cao hơn nhiều so với mức trung bình 5,6% mà các chuyên gia kinh tế dự báo.
Diễn biến về đại dịch Covid-19 đang là tâm điểm chú ý của nhà đầu tư sau khi Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesu hôm 29/6 cảnh báo “điều tồi nhất vẫn chưa tới”. “Dù nhiều quốc gia đã ghi nhận những tiến triển tốt trong cuộc chiến chống Covid-19, nhưng trên toàn cầu đại dịch vẫn đang lan nhanh”, ông Ghebreyesu nói thêm.
“Tất cả chúng ta đều muốn dịch bệnh kết thúc. Tất cả chúng ta đều muốn ổn định cuộc sống, nhưng một thực tế khó khăn hiện hữu là dịch bệnh vẫn chưa đến hồi kết”, người đứng đầu WHO nhận xét.
Cedric Chehab, Trưởng bộ phận rủi ro quốc gia và chiến lược toàn cầu tại Fitch Solutions - đơn vị nghiên cứu vĩ mô của Tập đoàn Fitch, nhận định các thị trường sẽ chứng kiến đợt co kéo, đối chọi giữa một bên là số liệu kinh tế vĩ mô theo chiều hướng tốt lên và bên còn lại là dữ liệu về Covid-19 theo chiều hướng xấu đi.
“Nếu số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng nhanh và các biện pháp phong tỏa sẽ được tái áp dụng nghiêm ngặt hơn, không chỉ ở Mỹ mà còn nhiều quốc gia khác, kéo theo rủi ro lớn. Khi đó, các thị trường tài chính, chứng khoán sẽ hứng chịu những phiên điều chỉnh”, Chehab lưu ý.
Bất chấp dịch Covid-19 diễn biến xấu, chứng khoán Mỹ đêm qua vẫn trải qua phiên giao dịch tăng điểm, đặc biệt chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones chốt phiên tăng hơn 500 điểm, tương đương 2,32%, lên 25.595,80 điểm.
Diễn biến tích cực của chứng khoán Mỹ đêm qua có lợi cho đồng bạc xanh. Chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác tăng từ mức 97,389 lên 97,66. Trong khi đó, đồng yên Nhật Bản trượt giá nhẹ và quy đổi 107,65 JPY/USD còn đô la Australia cũng suy yếu và trao tay 1 AUD/0,6852 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á chiều nay đi xuống. Dầu thô Brent giao kỳ hạn trượt giá 0,89% còn 41,34 USD/thùng trong khi giá dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ rớt sâu hơn 1,13% xuống 39,25 USD/thùng.
-
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024